Mật ong được tạo thành từ chất ngọt do ong thu thập được trong các bông hoa. Theo quy định của Hội đồng Ong mật Quốc gia Mỹ và nhiều quy định về thực phẩm quốc tế khác quy định rằng "mật ong là một sản phẩm thuần khiết không cho phép thêm bất kỳ chất gì vào... bao gồm nhưng không giới hạn trong, nước và các chất ngọt khác". Bài này chỉ đề cập về mật ong do ong mật (chi Apis) tạo ra; mật do các loài ong khác hay các loài côn trùng khác có các đặc tính rất khác biệt. Nhiều người cho rằng mật ong không có hạn sử dụng nhưng thật ra mật ong chỉ có thể sử dụng được tối đa là 2 năm và sau đó nó sẽ có các chất nguy hiểm được tạo bên trong đó và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu quá hạn thì nó sẽ có mùi khó chịu và hôi chua, vị cay hoặc đắng, màu đậm và càng ngày càng có màu tối hay nói cách khác là màu đen.[1]

Một chai mật ong
Một tảng ong

Sơ lược

 
Ong mật

Mật ong có nhiều chất ngọt hơn đường kính và có các tính chất hóa học hấp dẫn cho việc làm bánh, thức uống và làm thuốc chữa bệnh.[2] Mật ong có hương riêng biệt nên nhiều người thích ăn mật ong hơn đường và các chất ngọt khác.

Phần lớn các vi sinh vật không sống trong mật ong vì mật ong có hoạt tính nước thấp khoảng 0,6.[3] Tuy nhiên, điều quan trọng là mật ong thường xuyên chứa các nội bào tử các vi khuẩn không hoạt động Clostridium botulinum mà có thể nguy hiểm cho trẻ nhỏ do các nội bào tử này có thể chuyển hóa thành các vi khuẩn tạo ra chất độc trong ruột trẻ nhỏ và dẫn đến bệnh tật và thậm chí tử vong[4] (xem phần "Tai biến sức khỏe" bên dưới).

Quá trình lấy mật ong

Ong thợ sử dụng vòi để hút mật hoa từ các loại hoa. Mật hoa được đưa vào dạ dày mật để các enzyme thực hiện chuyển hóa từ mật hoa sang mật ong (loài ong có hai loại dạ dày: dạ dày mật sử dụng khi làm mật và dạ dày thường để chuyển hóa thức ăn). Sau khi về đến tổ ong thợ sẽ chuyển lượng mật hoa đang ở trong dạ dày mật sang cho ong thợ khác để tiếp tục thực hiện quá trình chuyển hóa thành mật ong. Mỗi ong thợ thực hiện việc chuyển hóa này trong khoảng 30 phút.

Sau khi mật hoa được chuyển hóa hoàn toàn thành mật ong, ong thợ sẽ nhả mật ong vào tổ rồi dùng cánh để quạt bay hơi nước có trong mật cho đến khi mật ong đạt đến độ bão hòa (tỷ lệ nước ~17%) thì sẽ thực hiện niêm phong tổ lại, hoàn tất quá trình làm mật.

Việc nghiên cứu các phấn hoa và các bào tử trong mật thô (melissopalynology) có thể xác định các nguồn phấn làm mật[5]. Bởi vì ong mật mang một điện tích tĩnh điện và có thể hút các vật khác, kỹ thuật tương tự như các kỹ thuật của melissopalynology có thể sử dụng trong việc nghiên cứu các chất phóng xạ của môi trường khu vực, hoặc bụi, hay ô nhiễm.[6][7]

Khi ong thợ thực hiện lấy mật, đồng thời làm rụng phấn hoa xuống nhụy hoa, giúp thụ phấn cho các cây có hoa.[8]

Ong mật là loài ong làm mật nhiều hơn lượng mật mà nó cần dùng đến trong mùa đông. Người nuôi ong kích thích cho ong sản xuất dư thừa lượng mật ong trong tổ ong để có thể thu hoạch mà không gây hại cho đàn ong. Khi nguồn thực phẩm cho ong bị thiếu, người nuôi ong có thể bổ sung dinh dưỡng cho ong bằng cách cho ong ăn lại phấn hoa hoặc đường.[9]

Dinh dưỡng

Mật ong
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng1.272 kJ (304 kcal)
82.4 g
Đường82.12 g
Chất xơ0.2 g
0 g
0.3 g
Vitamin và khoáng chất
VitaminLượng
%DV
Riboflavin (B2)
3%
0.038 mg
Niacin (B3)
1%
0.121 mg
Acid pantothenic (B5)
1%
0.068 mg
Vitamin B6
1%
0.024 mg
Folate (B9)
1%
2 μg
Vitamin C
1%
0.5 mg
Chất khoángLượng
%DV
Calci
0%
6 mg
Sắt
2%
0.42 mg
Magiê
0%
2 mg
Phốt pho
0%
4 mg
Kali
2%
52 mg
Natri
0%
4 mg
Kẽm
2%
0.22 mg
Thành phần khácLượng
Nước17.10 g

Tính cho 100 g
Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[10] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[11]

Mật ong là hỗn hợp của các loại đường và một số thành phần khác. Về thành phần carbohydrat, mật ong chủ yếu là fructose (khoảng 38,5%) và glucose (khoảng 31,0%)[2]. Các carbohydrat khác trong mật ong gồm maltose, sucrose và carbohydrat hỗn hợp[2]. Trong mật ong, các vitamin và chất khoáng chỉ xuất hiện ở dạng vết[12][13] Mật ong cũng chứa một lượng rất nhỏ các hợp chất chức năng như chất chống oxy hóa, bao gồm chrysin, pinobanksin, vitamin C, catalasepinocembrin[14][15][mơ hồ]. Thành phần cụ thể của mật phụ thuộc vào hoa mà ong hút mật.[12]

Thành phần của mật ong thông dụng[16]:

Chỉ số glycemic của mật ong là từ 31 đến 78.[17]

Khối lượng riêng của mật ong là 1,36 kg/lít (nặng hơn nước 36%).[18]

Tai biến sức khỏe

Ngộ độc Botulinum

Do sự có mặt của các nội bào tử của vi khuẩn botulinum trong mật ong,[19] trẻ dưới một tuổi không nên uống mật ong. Hệ tiêu hóa phát triển hơn ở những trẻ lớn hơn và ở người lớn nhìn chung là phá hủy các bào tử này. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh có thể nhiễm độc botulinum từ mật ong nhưng trẻ từ 1 tuổi trở lên thì có thể dùng được.[20] Mật ong y tế có thể được xử lý bằng tia gamma để giảm nguy cơ có mặt của các bào tử botulinum.[21] Bức xạ gamma rõ ràng không ảnh hưởng đến tính kháng khuẩn của mật ong, việc có hoặc không có hoạt tính kháng khuẩn của mật ong phụ thuộc vào việc sinh ra peroxide.[22]

Ngộ độc botulinum ở trẻ sơ sinh thể hiện sự biến động theo địa lý. Ở Anh, chỉ có 6 ca được báo cáo trong khoảng 1976 và 2006,[23] trong khi đó ở Hoa Kỳ thì cao hơn với tỉ lệ 1,9 trên 100.000 sơ sinh còn sống, 47,2% là ở California.[24] Dù là tỉ lệ phơi nhiễm mật ong đối với sức khỏe trẻ sơ sinh nhỏ, nhưng không nên xem thường điều này.[25]

Ngộ độc

Theo như ghi nhận, tình trạng say mật ong điên là kết quả của việc hấp thụ loại mật ong có chứa chất độc grayanotoxins. Các loại mật ong được sản xuất từ những loại hoa như: Hoa đỗ quyên, hoa nguyệt quế núi, hoa cừu nguyệt quế đều có thể gây ra hiện tượng ngộ độc mật ong. Những triệu chứng dễ nhận thấy nhất bao gồm: chóng mặt, toát mồ hôi, suy nhược, buồn nôn, ngoài ra cũng có những triệu chứng khác ít xuất hiện hơn như: huyết áp thấp, sốc, nhịp tim không đều, ở một số trường hợp hiếm gặp còn xuất hiện cả biểu hiện co giật mà có thể dẫn đến tử vong.

Việc ngộ độc mật ong xảy ra bởi ăn các loại mật ong chưa qua sơ chế hoặc mật ong có nguồn gốc từ những hộ chăn nuôi ong nhỏ lẻ với số lượng chỉ dừng lại ở mức một vài tổ. Với việc sản xuất mật ong đại trà có thể làm giảm đi lượng độc tố có trong mật ong nhờ việc có nhiều nguồn phấn hoa khác nhau

Ngoài ra mật ong có chứa độc tố cũng có nguồn gốc từ việc ong thu thập phấn của bụi cây Tutu (Coriaria arborea) và ở gần loại bọ nhảy cây lạc tiên (Scolypopa australis), cả hai loài sinh vật này đều sinh sống tại New Zealand. Sở dĩ mật ong ở gần 2 loài sinh vật kể trên có độc là do trong quá trình kiếm mật, ong cũng đồng thời thu hoạch dịch ngọt của loài bọ nhảy này bởi thức ăn chính của chúng là từ cây Tutu có độc. Loại mật ong có độc tố này chỉ xuất hiện tại một vài vùng của New Zealand: Bán đảo Coromandel, phía Đông của Vịnh Plenty và vịnh hẹp Marlborough Sounds. Triệu chứng chính khi bị nhiễm độc cây Tutu bao gồm: nôn, mê sảng, chóng mặt, dễ bị kích động và co giật dữ dội, tuy nhiên, việc nhiễm độc từ loài cây này hiếm khi gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Nhưng nhằm tránh việc nhiễm độc cây Tutu, cần phải tránh không sử dụng các loại mật ong từ các vùng hoang dã của New Zealand, kể từ năm 2001 những hộ nuôi ong tại New Zealand đã được yêu cầu giảm thiểu tỷ lệ rủi ro từ việc giám sát chặt chẽ việc thu hoạch mật ong từ những vùng có cây Tutu và bọ nhảy cây lạc tiên trong vòng bán kính 3 km.

Tham khảo

  1. ^ “NOSB Apiculture Task Force Report Draft Organic Apiculture Standards, Compiled by James A. Riddle, ATF Chair, 15 tháng 9 năm 2001, Addendum I: Definition of Honey and Honey Products”.
  2. ^ a b c National Honey Board. "Carbohydrates and the Sweetness of Honey". Last truy cập 13 tháng 4 năm 2007. http://www.honey.com/downloads/carb.pdf Lưu trữ 2009-03-24 tại Wayback Machine
  3. ^ Lansing Prescott, John P. Harley, Donald A. Klein (1999). Microbiology. Boston: WCB/McGraw-Hill. ISBN 0-697-35439-3.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  4. ^ Shapiro, MD, Roger L.; Hatheway, PhD, Charles; Swerdflow, MD, David L. (August 1, 1998), Botulism in the United States: A Clinical and Epidemiologic Review, truy cập June 2, 2007 Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date=|date= (trợ giúp)
  5. ^ Vaughn M. Bryant, Jr. "Pollen Contents of Honey". CAP Newsletter 24(1):10-24, 2001.
  6. ^ Mercuri AM, Porrini C. (1991). “Melissopalynological analysis applied to air pollution studies in urban areas of Modena and Reggio Emilia (Italy)”. Aerobiologia. 7 (1): 38–48.
  7. ^ Tonelli D, Gattavecchia E, Ghini S, Porrini C, Celli G, Mercuri AM. (1990). “Honey bees and their products as indicators of environmental radioactive pollution”. Journal of Radioanalytical and Nuclear Chemistry. 141 (2): 427–436.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  8. ^ Pollination Background. University of Georgia Honey Bee Program. Last truy cập 14 tháng 4 năm 2007. http://www.ent.uga.edu/bees/Pollination/Background.htm Lưu trữ 2007-12-26 tại Wayback Machine
  9. ^ Doug Somerville. "Honey bee nutrition and supplementary feeding." Agnote:DAI/178, tháng 7 năm 2000. New South Wales Department of Agriculture. http://www.agric.nsw.gov.au/reader/3271 Lưu trữ 2007-11-16 tại Wayback Machine
  10. ^ United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
  11. ^ National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  12. ^ a b Questions Most Frequently Asked About Sugar (pdf). American Sugar Alliance.[liên kết hỏng]
  13. ^ USDA Nutrient Data Laboratory "Honey." Last truy cập 24 tháng 8 năm 2007. http://www.nal.usda.gov/fnic/foodcomp/search/ Lưu trữ 2015-03-03 tại Wayback Machine
  14. ^ Martos I, Ferreres F, Tomás-Barberán F (2000). “Identification of flavonoid markers for the botanical origin of Eucalyptus honey”. J Agric Food Chem. 48 (5): 1498–502. doi:10.1021/jf991166q. PMID 10820049.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  15. ^ Gheldof N, Wang X, Engeseth N (2002). “Identification and quantification of antioxidant components of honeys from various floral sources”. J Agric Food Chem. 50 (21): 5870–7. doi:10.1021/jf0256135. PMID 12358452.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  16. ^ Last truy cập 23 tháng 12 năm 2009. url = http://www.beesource.com/resources/usda/honey-composition-and-properties/
  17. ^ “Gov.au/reports” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2010.
  18. ^ Rainer Krell (1996). Value-Added Products from Beekeeping (Fao Agricultural Services Bulletin). Food & Agriculture Organization of the UN. ISBN 92-5-103819-8.
  19. ^ Snowdon JA, Cliver DO (1996). “Microorganism in honey”. Int J Food Microbiol. 31 (1–3): 1–26. doi:10.1016/0168-1605(96)00970-1. PMID 8880294.
  20. ^ The National Honey Board|Frequently Asked Questions. Honey.com. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2011.
  21. ^ Postmes, T.; Bogaard, A. E.; Hazen, M. (1995). “The sterilization of honey with cobalt 60 gamma radiation: a study of honey spiked with spores of Clostridium botulinum and Bacillus subtilis”. Experientia. 51 (9–10): 986–9. doi:10.1007/BF01921753. PMID 7556583.
  22. ^ . Molan P.C., Allen K.L. “The effect of gamma-irradiation on the antibacterial activity of honey”. The Journal of pharmacy and pharmacology. 48 (11): 1206–9. 1996. doi:10.1111/j.2042-7158.1996.tb03922.x. PMID 8961174.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  23. ^ Report on Minimally Processed Infant Weaning Foods and the Risk of Infant Botulism Lưu trữ 2010-10-19 tại Wayback Machine. (PDF). Advisory Committee on the Microbiological Safety of Food (tháng 7 năm 2006). food.gov.uk. Truy nhập 9 tháng 1 năm 2012.
  24. ^ Botulism in the United States, 1899–1996, Handbook for Epidemiologists, Clinicians, and Laboratory Workers, Atlanta, GA. Centers for Disease Control and Prevention (1998)
  25. ^ Infant Botulism and Honey. Edis.ifas.ufl.edu. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2012.

Liên kết ngoài