Shiva
Shiva hay Thấp Bà (tiếng Phạn: शिव Śiva), còn được gọi là Mahadeva hay Ma Ha Đề Bà (/məˈhɑː
Shiva | |
---|---|
Thành viên của Trimurti | |
Tên gọi khác | Shankara, Bholenath, Maheśvara, Mahadeva, Rudra |
Chuyển tự tiếng Phạn | Śiva |
Tên theo văn tự cổ | शिव |
Liên hệ | Parabrahman (Shaivism), Trimurti, Paramatman, Ishvara |
Nơi ngự trị | Núi Kailash[1] |
Chân ngôn | Om Namah Shivaya ॐ नमः शिवाय। |
Vũ khí | Trishula (đinh ba), Pashupatastra, Parashu-Axe, cung Pinaka[2] |
Biểu tượng | Lingam,[2] trăng khuyết, Damaru (trống), Vasuki |
Ngày | Thứ hai |
Vật cưỡi | Bò Nandi[3] |
Giới tính | Nam |
Lễ hội | Maha Shivaratri, Shraavana, Kartik Purnima, Bhairava Ashtami[4] |
Thông tin cá nhân | |
Vợ chồng | Parvati và Sati (Shakti)[5][note 1] |
Con cái | Kartikeya và Ganesha[7][8] |
Giáo phái Shaiva của Ấn Độ giáo (một trong ba giáo phái có ảnh hưởng nhất trong Ấn Độ giáo đương đại) xem Shiva là vị Thượng đế tối cao. Trong phái Smarta, Shiva là một trong năm hình thức nguyên sơ của Thượng đế.[12][13] Trong một số trường phái Ấn Độ giáo khác, Brahma, Vishnu, và Shiva đại diện cho ba khía cạnh thần thánh của Ấn Độ giáo và hợp chung thành bộ tam thần Trimurti, với Brahma là người sáng tạo, và Vishnu là đấng bảo hộ và Shiva là hiện thân của sự hủy diệt.[1] Nhưng bên ngoài bộ tam thần này, Shiva là hiện thân của tất cả: sáng tạo và một sự khởi đầu mới cũng như bảo quản và tiêu hủy. Thần Shiva còn được gọi bằng rất nhiều tên và danh hiệu khác.
Ở cấp độ cao nhất, Shiva được xem như vô hạn, siêu việt, bất biến và vô tướng vô hình.[14][15][16][17][18] Shiva có rất nhiều hình thức vừa nhân từ vừa gây kinh sợ.[19] Trong khía cạnh nhân từ, thần Shiva được mô tả như là một Yogi toàn trí, người sống trong một cuộc sống khổ hạnh trên núi Kailash,[1] cũng như một chủ hộ có vợ là Parvati và hai con là Ganesha và Kartikeya, và ở khía cạnh kinh sợ, Shiva thường được mô tả như một ác thần hay chém giết. Shiva cũng được xem như thần bảo trợ của yoga và nghệ thuật.[20][21]
Các thuộc tính biểu tượng chính của Shiva là con mắt thứ ba trên trán, con rắn Vasuki quanh cổ, trăng lưỡi liềm trang hoàng, sông thánh Ganga (Sông Hằng) chảy từ mái tóc rối bù của mình, với vũ khí là Trishula (đinh ba) và nhạc cụ là damaru (một loại trống lắc). Thần Shiva thường được thờ cúng dưới hình thức Shiva linga.[2][22][23] Trong các ảnh tượng, thần thường được thể hiện trong trạng thái thiền định sâu hoặc đang múa điệu Tandava trên Maya. Vật cưỡi là con bò mộng Nandi.
Biểu tượng
sửa-
Tượng đầu thần Shiva trong sa thạch từ Phnom Bok trong phong cách Bakheng tại Bảo tàng Guimet ở Paris
-
Shiva như là thần Nataraja, hiện vật vương triều Chola
Ghi chú
sửaTham khảo
sửa- ^ a b c Zimmer (1972) p. 124.
- ^ a b c See Fuller, The Camphor Flame, pp 58.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênJavidd2008
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có têndalal137
- ^ Balfour, Edward (1885). The Cyclopædia of India and of Eastern and Southern Asia: Commercial, Industrial and Scientific, Products of the Mineral, Vegetable, and Animal Kingdoms, Useful Arts and Manufactures (bằng tiếng Anh). B. Quaritch.
- ^ Kinsley, David (1998). Hindu Goddesses: Visions of the Divine Feminine in the Hindu Religious Tradition (bằng tiếng Anh). Motilal Banarsidass Publ. ISBN 978-81-208-0394-7.
- ^ Denise Cush; Catherine A. Robinson; Michael York (2008). Encyclopedia of Hinduism. Routledge. tr. 78. ISBN 978-0-7007-1267-0.
- ^ Joanna Gottfried Williams (1981). Kalādarśana: American Studies in the Art of India. BRILL Academic. tr. 62. ISBN 90-04-06498-2.
- ^ Sharma 2000, tr. 65.
- ^ Issitt & Main 2014, tr. 147, 168.
- ^ Flood 1996, tr. 151.
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2009.
- ^ Flood (1996), p. 17.
- ^ See Parmeshwaranand, Volume 3.
- ^ See Kramrisch, The presence of Siva, page 186.
- ^ See Abhayananda, page 95.
- ^ See Davis, pp 113-114.
- ^ Chatterji, Kashmir Shaivism.
- ^ Sharma, Iconography of Sadasiva
- ^ See Shiva Samhita, e.g. translation by Mallinson.
- ^ See Varenne, page 82.
- ^ Davis writes on page 122: "The Saiva worshipper does not worship the object itself as Siva or as representing Siva; he directs his worship toward it as the physical support for Siva's special presence."
- ^ Hinduism: Beliefs and Practices, by Jeanne Fowler, pgs. 42–43, In traditional Indian society, the linga is rather seen as a symbol of the energy and potentiality of the god.
Nguồn tham khảo
sửa- Chatterji, J.C. (1986). Kashmir Shaivism. Albany, NY: State University of New York Press. ISBN 8176254274.
- Davis, Richard H. (1992). Ritual in an Oscillating Universe: Worshipping Śiva in Medieval India. Princeton, New Jersey: Princeton University Press. ISBN 9780691073866.
- Flood, Gavin (1996). An Introduction to Hinduism. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-43878-0.
- Flood, Gavin (2003). “The Śaiva Traditions”. Trong Flood, Gavin (biên tập). The Blackwell Companion to Hinduism. Malden, MA: Blackwell Publishing. ISBN 1-4051-3251-5.
- Kramrisch, Stella (1981). The Presence of Śiva. Princeton, New Jersey: Princeton University Press. ISBN 0-691-01930-4.
- Mallinson, James (2007). The Shiva Samhita, A critical edition and English translation by James Mallinson. Woodstock, NY: YogVidya. ISBN 9780971646650.
- Parmeshwaranand, Swami (2004). Encyclopaedia of the Śaivism, in three volumes. New Delhi: Sarup & Sons. ISBN 8176254274.
- Sharma, B.N. (1976). Iconography of Sadasiva. Delhi: Abhinav Publications.
- Sharma, Ram Karan (1988). Elements of Poetry in the Mahābhārata . Delhi: Motilal Banarsidass. ISBN 81-208-0544-5.
- Sharma, Ram Karan (1996). Śivasahasranāmāṣṭakam: Eight Collections of Hymns Containing One Thousand and Eight Names of Śiva. Delhi: Nag Publishers. ISBN 81-7081-350-6. This work compares eight versions of the Śivasahasranāmāstotra with comparative analysis and Śivasahasranāmākoṣa (A Dictionary of Names). The text of the eight versions is given in Sanskrit.
- Sivaramamurti, C. (1976). Śatarudrīya: Vibhūti of Śiva's Iconography. Delhi: Abhinav Publications.
- Zimmer, Heinrich (1946). Myths and Symbols in Indian Art and Civilization. Princeton, New Jersey: Princeton University Press. ISBN 0-691-01778-6. First Princeton-Bollingen printing, 1972.