Tiểu lục địa Ấn Độ
Tiểu lục địa Ấn Độ là 1 khu vực của châu Á nằm chủ yếu trên Mảng Ấn Độ.
Diện tích | 4,4 triệu km² (1,7 triệu mi²) |
---|---|
Dân số | ~1,6 tỉ người |
Tên gọi dân cư | Tiểu lục địa |
Quốc gia | Bangladesh Bhutan Ấn Độ Maldives Nepal Pakistan Sri Lanka |
Định nghĩa
sửaThuật ngữ "tiểu lục địa Ấn Độ" và "Nam Á" thường được dùng thay thế cho nhau.[1][2][3][4][5] Do sự nhạy cảm về chính trị, một số người dùng thuật ngữ "Tiểu lục địa Nam Á",[6][7] "Tiểu lục địa Ấn-Pak",[8] "Tiểu lục địa", hoặc là "Nam Á"[9] thay cho thuật ngữ "tiểu lục địa Ấn Độ". Theo các sử gia Sugata Bose và Ayesha Jalal, tiểu lục địa Ấn Độ được biết đến với tên gọi Nam Á "trong thời gian gần đây và cách nói trung lập hơn." Nhà Ấn Độ học Ronald B. Inden lập luận rằng việc sử dụng thuật ngữ "Nam Á" đang trở nên rộng rãi do phân biệt rõ ràng khu vực với Đông Á;[10] một số học giả cho rằng thuật ngữ "Nam Á" được sử dụng phổ biến ở châu Âu và Bắc Mỹ hơn thuật ngữ "Tiểu lục địa" hay "Tiểu lục địa Ấn Độ".[11][12] Tổng dân số tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2022 là 1,866,869,445 người.
Phạm vi
sửaĐịnh nghĩa về phạm vi địa lý của tiểu lục địa Ấn Độ là khác nhau. Lịch sử hình thành của toàn bộ Đại Ấn Độ, nay thường được coi là bao gồm các nước Ấn Độ, Pakistan, và Bangladesh;[13] trước năm 1947, 3 nước này về mặt lịch sử tạo thành Ấn Độ thuộc Anh. Nó hầu như luôn luôn bao gồm cả Nepal, Bhutan, và quốc đảo Sri Lanka[14] và có thể cũng bao gồm Afghanistan và quốc đảo Maldives.[1][15][16] Khu vực cũng có thể bao gồm các lãnh thổ tranh chấp như Aksai Chin, là một phần của tiểu vương quốc Ấn Độ thuộc Anh Jammu và Kashmir, nhưng nay do khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc quản lý.[17] 1 cuốn sách do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xuất bản năm 1959 thì Afghanistan, Sri Lanka, Ấn Độ, Nepal, và Pakistan (gồm cả Đông Pakistan, nay là Bangladesh) là những phần của "Tiểu lục địa Nam Á".[18] Khi thuật ngữ Tiểu lục địa Ấn Độ được sử dụng với ý nghĩa là Nam Á, các quốc đảo Sri Lanka và Maldives đôi khi không được liệt kê,[1] trong khi Tây Tạng và Nepal có khi lại được ghi vào[19] hoặc không.[20]
Địa lý
sửaVề mặt địa lý, tiểu lục địa Ấn Độ là 1 bán đảo tại Trung-Nam Á, hơn là 1 vùng có hình kim cương được giới hạn bởi dãy Himalaya ở phía bắc, Hindu Kush ở phía tây, và Arakanese ở phía đông,[21] và mở rộng về phía nam đến Ấn Độ Dương với biển Ả Rập ở phía tây nam và vịnh Bengal ở phía đông nam.[22][23] Với cả 7 quốc gia được liệt kê, diện tích của khu vực là khoảng 4,4 triệu km² (1,7 triệu mi²), chiếm 10% lục địa châu Á và 2,4% diện tích bề mặt đất liền thế giới. Tính toàn thể, tiểu lục địa chiếm khoảng 34% dân số châu Á (trên 16,5% dân số thế giới) và có nhiều dân tộc sinh sống.[24][25][26]
Hầu hết khu vực nằm trên mảng Ấn Độ và tách biệt khỏi phần còn lại của châu Á bằng các hàng rào núi non.[27][28] Mảng Ấn Độ bao phủ phần lớn Nam Á, tạo thành 1 vùng đất trải dài từ Himalaya thành một phần của bồn địa bên dưới Ấn Độ Dương, bao gồm nhiều vùng của Nam Trung Quốc và Đông Indonesia, cũng như các dãy Côn Lôn và Karakoram,[29][30][31] và mở rộng đến song không bao gồm Ladakh, Kohistan, dãy Hindu Kush và Balochistan.[32][33][34]
Tham khảo
sửa- ^ a b c John McLeod, The history of India, pages 1, Greenwood Publishing Group, 2002, ISBN 0313314594
- ^ Milton Walter Meyer, South Asia: A Short History of the Subcontinent, pages 1, Adams Littlefield, 1976, ISBN 082260034X
- ^ Jim Norwine & Alfonso González, The Third World: states of mind and being, pages 209, Taylor & Francis, 1988, ISBN 0049101218
- ^ |authors=Brian G. Boniface & Christopher P. Cooper| title = Worldwide destinations: the geography of travel and tourism | publisher = Butterworth-Heinemann | year = 2005 | url = http://books.google.com/books?id=c46i9jr9mhgC&pg=PA344&dq=indian+subcontinent+asia+continent&as_brr=3&client=firefox-a Worldwide destinations - By Brian G. Boniface, Christopher P. Cooper | isbn = 9780750659970}}
- ^ Judith Schott & Alix Henley, Culture, Religion, and Childbearing in a Multiracial Society, pages 274, Elsevier Health Sciences, 1996, ISBN 0750620501
Raj S. Bhopal, Ethnicity, race, and health in multicultural societies, pages 33, Oxford University Press, 2007, ISBN 0198568177
Lucian W. Pye & Mary W. Pye, Asian Power and Politics, pages 133, Harvard University Press, 1985, ISBN 0674049799
Mark Juergensmeyer, The Oxford handbook of global religions, pages 465, Oxford University Press US, 2006, ISBN 0195137981
Sugata Bose & Ayesha Jalal, Modern South Asia, pages 3, Routledge, 2004, ISBN 0415307872 - ^ Lucian W. Pye & Mary W. Pye, Asian Power and Politics, pages 133, Harvard University Press, 1985, ISBN 0674049799
- ^ South Asian Subcontinent, Services and Solutions, International Air Transport Association
- ^ Mark Juergensmeyer, The Oxford handbook of global religions, pages 465, Oxford University Press US, 2006, ISBN 0195137981
- ^ Sugata Bose & Ayesha Jalal, Modern South Asia, pages 3, Routledge, 2004, ISBN 0415307872
- ^ Imagining India - By Ronald B. Inden
- ^ Judith Schott & Alix Henley, Culture, Religion, and Childbearing in a Multiracial Society, pages 274, Elsevier Health Sciences, 1996, ISBN 0750620501
- ^ Raj S. Bhopal, Ethnicity, race, and health in multicultural societies, pages 33, Oxford University Press, 2007, ISBN 0198568177
- ^ "Indian subcontinent". New Oxford Dictionary of English (ISBN 0-19-860441-6) New York: Oxford University Press, 2001; p. 929: "the part of Asia south of the Himalayas which forms a peninsula extending into the Indian Ocean, between the Arabian Sea and the Bay of Bengal. Historically forming the whole territory of Greater India, the region is now divided between India, Pakistan, and Bangladesh."
- ^ "Indian subcontinent" > Geology and Geography. The Columbia Electronic Encyclopedia, 6th ed. Columbia University Press, 2003: "region, S central Asia, comprising the countries of Pakistan, India, and Bangladesh and the Himalayan states of Nepal, and Bhutan. Sri Lanka, an island off the southeastern tip of the Indian peninsula, is often considered a part of the subcontinent."
- ^ Stephen Adolphe Wurm, Peter Mühlhäusler & Darrell T. Tryon, Atlas of languages of intercultural communication in the Pacific, Asia, and the Americas, pages 787, International Council for Philosophy and Humanistic Studies, Published by Walter de Gruyter, 1996, ISBN 3110134179
- ^ Haggett, Peter (2001). Encyclopedia of World Geography (Vol. 1). Marshall Cavendish. tr. 2710. ISBN 0761472894.
- ^ Dale Hoiberg and Indu Ramchandani, Students' Britannica India (vol. 1), page 45, Popular Prakashan, 2000, ISBN 9780852297605
- ^ Superintendent of Documents, United States Government Printing Office, The Subcontinent of South Asia: Afghanistan, Ceylon, India, Nepal and Pakistan, United States Department of State, Public Services Division, 1959
- ^ Harle, James C. (1994). The art and architecture of the Indian subcontinent. Yale University Press. tr. 214. ISBN 0300062176.
- ^ Hackin, Joseph; Couchoud, Paul Louis (1996). The Mythologies of the East: Indian Subcontinent, Middle East, Nepal and Tibet, Indo-China and Java. Aryan Books International. tr. 1. ISBN 817305018X.
- ^ Chapman, Graham P. & Baker, Kathleen M., eds. The changing geography of Asia. (ISBN 0-203-03862-2) New York: Taylor & Francis e-Library, 2002; p. 10: "This greater India is well defined in terms of topography; it is the Indian sub-continent, hemmed in by the Himalayas on the north, the Hindu Khush in the west and the Arakanese in the east."
- ^ The history of India - By John McLeod
- ^ "Indian subcontinent". New Oxford Dictionary of English (ISBN 0-19-860441-6) New York: Oxford University Press, 2001; p. 929: "the part of Asia south of the Himalayas which forms a peninsula extending into the Indian Ocean, between the Arabian Sea and the Bay of Bengal. Historically forming the whole territory of Greater India, the region is now divided into three countries named Bangladesh, India and Pakistan."
- ^ Desai, Praful B. 2002. Cancer control efforts in the Indian subcontinent. Japanese Journal of Clinical Oncology. 32 (Supplement 1): S13-S16. "The Indian subcontinent in South Asia occupies 2.4% of the world land mass and is home to 16.5% of the world population...."
- ^ "Asia" > Overview. Encyclopædia Britannica. Encyclopædia Britannica Online, 2009: "The Indian subcontinent is home to a vast diversity of peoples, most of whom speak languages from the Indo-Aryan subgroup of the Indo-European family."
- ^ "Indian Subcontinent Lưu trữ 2012-01-21 tại Wayback Machine". Encyclopedia of Modern Asia. Macmillan Reference USA (Gale Group), 2006: "The area is divided between five major nation-states, Bangladesh, India, Nepal, Pakistan, and Sri Lanka, and includes as well the two small nations of Bhutan and the Maldives Republic... The total area can be estimated at 4.4 million square kilometers, or exactly 10 percent of the land surface of Asia... In 2000, the total population was about 22 percent of the world's population and 34 percent of the population of Asia."
- ^ "Asia" > Geology and Geography. The Columbia Electronic Encyclopedia, 6th ed. Columbia University Press, 2003: "Asia can be divided into six regions, each possessing distinctive physical, cultural, economic, and political characteristics... South Asia (Afghanistan and the nations of the Indian subcontinent) is isolated from the rest of Asia by great mountain barriers."
- ^ "Asia" > Geologic history - Tectonic framework. Encyclopædia Britannica. Encyclopædia Britannica Online, 2009: "The paleotectonic evolution of Asia terminated some 50 million years ago as a result of the collision of the Indian subcontinent with Eurasia. Asia’s subsequent neotectonic development has largely disrupted the continent’s preexisting fabric. The first-order neotectonic units of Asia are Stable Asia, the Arabian and Indian cratons, the Alpide plate boundary zone (along which the Arabian and Indian platforms have collided with the Eurasian continental plate), and the island arcs and marginal basins."
- ^ Sinvhal, Understanding Earthquake Disasters, page 52, Tata McGraw-Hill Education, 2010, ISBN 9780070144569
- ^ Harsh K. Gupta, Disaster management, page 85, Universities Press, 2003, ISBN 9788173714566
- ^ James R. Heirtzler, Indian ocean geology and biostratigraphy, page American Geophysical Union, 1977, ISBN 9780875902081
- ^ M. Asif Khan, Tectonics of the Nanga Parbat syntaxis and the Western Himalaya, page 375, Geological Society of London, 2000, ISBN 9781862390614
- ^ Srikrishna Prapnnachari, Concepts in Frame Design, page 152, Srikrishna Prapnnachari, ISBN 9789992952214
- ^ A. M. Celâl Şengör, Tectonic evolution of the Tethyan Region, Springer, 1989, ISBN 9780792300670