Bước tới nội dung

Wikipedia:Quy định sử dụng hình ảnh

Trang hạn chế sửa đổi (bán khóa)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là phiên bản hiện hành của trang này do JrandWP (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 11:30, ngày 13 tháng 12 năm 2023 (Phạm vi công cộng: chỉnh sửa). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang.

(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)

Trang này sẽ mô tả một cách ngắn gọn các quy định đối với hình ảnh - bao gồm định dạng, nội dung, và vấn đề bản quyền - tại Wikipedia tiếng Việt. Nếu bạn có câu hỏi cụ thể nào, bạn nên đi đến trang quy định cụ thể phù hợp với thắc mắc của bạn, để có câu trả lời nhanh chóng và chính xác nhất.

Để biết thông tin về tập tin phương tiện nói chung (hình ảnh, âm thanh, v.v.), xem Wikipedia:Phương tiện. Để biết thông tin về việc tải lên, bạn có thể nhấn vào nút Tải tập tin lên ở thanh bên trái rồi làm theo các bước hướng dẫn. Để biết về các quy định về luật pháp và bản quyền khác, xem Wikipedia:Quyền tác giả.

Trước hết, bạn cần phải biết rõ về tình trạng bản quyền của hình ảnh. Bạn phải chắc chắn là bạn là người tạo ra hình ảnh đó, hoặc bạn được chủ sở hữu bản quyền cho phép sử dụng, tuyệt đối tránh lấy hình không có nguồn gốc rõ ràng từ Internet, tránh vi phạm bản quyền.

Đối với những hình ảnh mà do bạn tự chụp, khuyến khích bạn tải lên trang Wikimedia Commons thay vì tải lên đây. Wikimedia Commons là một dự án chị em với Wikipedia và là kho lưu trữ các tập tin có giấy phép tự do cho mọi dự án Wikimedia trong mọi ngôn ngữ.

Điều kiện cơ bản

Cũng giống như các văn bản và tác phẩm viết, tranh, ảnh, tập tin video và âm thanh đều là đối tượng được bảo hộ bản quyền. Chắc chắn có ai đó giữ bản quyền chúng trừ khi chúng được công khai phát hành vào phạm vi công cộng. Hình ảnh, video và âm thanh trên Internet cần phải được cấp phép trực tiếp từ người giữ bản quyền hoặc một bên có thẩm quyền (người hoặc đại lý hoặc tổ chức này không phải là người giữ bản quyền nhưng họ có đầy đủ thẩm quyền về mặt pháp lý để cấp phép cho các hình đó). Wikipedia chỉ cho phép dùng hình có bản quyền trong một số ít trường hợp và đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong Wikipedia:Nội dung không tự do. Những trường hợp đó được gọi là dùng theo diện sử dụng hợp lý.

Mỗi khi tải lên một hình, bạn nên thỏa mãn những điều kiện cơ bản tối thiểu sau.

  1. Luôn luôn ghi kèm vào hình ảnh của bạn một trong những thẻ quyền cho hình ảnh. Nếu bạn còn nghi ngờ, xin đừng tải những hình có bản quyền.
  2. Luôn luôn ghi rõ tại trang mô tả, rằng hình đó từ đâu mà có (nguồn gốc), như quét từ một bản sao, hoặc một địa chỉ URL, hoặc tên/bí danh và cách để liên lạc với người chụp ảnh. Đối với các hình chụp màn hình, điều này có nghĩa là hình này là hình chụp màn hình của cái gì (càng chi tiết càng tốt). Xin đừng ghi tên người có công tạo ra bức hình đó ngay trên chính bức hình.

Quy tắc bỏ túi

Dưới đây là một danh sách ngắn gọn các quy định sử dụng hình và lý do chi tiết cho việc đó

  1. Sử dụng trang mô tả hình ảnh để mô tả cho hình và tình trạng bản quyền của nó.
  2. Đặt cho hình một cái tên rõ ràng, chi tiết. Chú ý rằng nếu có một tấm hình trùng tên đã được tải lên, nó sẽ bị thay bằng tấm hình mới.
  3. Tải lên bản có độ phân giải càng cao càng tốt (trừ trường hợp hình được sử dụng theo sử dụng hợp lý; xem #Xem xét sử dụng hợp lý để biết thêm chi tiết), và sử dụng tùy chọn thu nhỏ tự động của ngôn ngữ đánh dấu dành cho hình của Wikipedia để thu nhỏ tấm hình lại. MediaWiki chấp nhận những tấm hình có kích thước lên đến 20 MB. Đừng tự thu nhỏ hình lại, vì hình đã bị thu nhỏ sẽ bị sử dụng rất hạn chế về sau.
  4. Xén bớt tấm hình để nhấn mạnh vào đối tượng cần mô tả.
  5. Nếu bạn tạo một tấm hình có chứa chữ, xin hãy tải lên cả bản không có chữ của nó. Nó sẽ giúp các thành viên Wikipedia dịch tấm hình của bạn sang các ngôn ngữ khác.
  6. Cố gắng đừng chỉ dùng màu sắc để chuyển tải thông tin, vì có thể nó sẽ không thể nhìn được trong nhiều tình huống.
  7. Dùng định dạng JPEG đối với hình chụp; định dạng SVG đối với biểu tượng, biểu trưng, hình vẽ, bản đồ, cờ, và những thứ tương tự; định dạng PNG đối với các hình chụp phần mềm và khi chỉ có thể có hình raster; định dạng GIF đối với hình chuyển động; và Ogg/Theora đối với phim và nhạc.
  8. Ghi thêm một chú thích thay thế cho hình.
  9. Nói chung, không cần phải xác định kích thước hình thu nhỏ. Người dùng có thể chọn kích thước lý tưởng nhất tại tùy chọn.
  10. Đừng đưa hình gây sốc hoặc gợi dục vào bài viết trừ khi nó đã được sự đồng thuận từ các thành viên đóng góp tại bài đó.

Tải hình lên

Xem thêm: Trợ giúp:Tải tập tin lên

Trước khi bạn tải một hình, hãy đảm bảo một trong những điều sau:

  • Bạn là người giữ mọi quyền lợi đối với tấm hình (thường có nghĩa bạn chính là người tạo ra tấm hình đó).
  • Bạn có thể chứng minh rằng người giữ bản quyền đã cấp phép cho hình dưới một giấy phép tự do chấp nhận được.
  • Bạn có thể chứng minh rằng tấm hình là thuộc phạm vi công cộng.

hay

  • Bạn tin, và tuyên bố, một cơ sở sử dụng hợp lý đối với từng lần sử dụng cụ thể của tấm hình bạn định tải lên.

Những hình chỉ được dùng cho mục đích phi thương mại, mỗi lần sử dụng phải xin phép, hoặc hạn chế quyền tạo ra tác phẩm phái sinh đều không tương thích với quy định của Wikipedia và sẽ bị xóa ngay lập tức.

Ghi chú: Chỉ vì bạn có thể thấy nó trên web, hay nó được sử dụng bởi nhiều người không có nghĩa là nó là "nội dung tự do" hay "phạm vi công cộng". Hầu hết các tác phẩm trên mạng đều được bảo hộ bản quyền cả rồi và do đó không thể đưa lên Wikipedia, kể cả nó không có thông báo bản quyền, nó được mặc định là bảo hộ bản quyền.

Luôn ghi nhớ rằng tình trạng bản quyền của hình tại trang mô tả hình ảnh, sử dụng một trong những thẻ quyền cho hình, và cung cấp những chi tiết thật cụ thể về nguồn gốc của hình. Mọi hình ảnh bắt buộc phải có một mô tả tóm tắtthẻ quyền cho hình. Thẻ quyền cho hình ảnh cung cấp một tiêu bản chuẩn để ghi giấy phép cho hình ảnh. Mô tả tóm tắt về hình cung cấp những thông tin cần thiết để hỗ trợ cho việc sử dụng thẻ quyền hình ảnh. Một mô tả tóm tắt hình ảnh nên có vài hoặc tất cả những điều sau đây:

Miêu tả: Chủ đề của hình
Nguồn gốc: Người giữ bản quyền của hình, hoặc địa chỉ URL của trang web chứa tấm hình đó
Ngày tháng: Ngày tạo ra tấm hình. Càng chính xác càng tốt
Vị trí: Nơi tạo ra tấm hình. Càng chính xác càng tốt
Tác giả: Người tạo ra tấm hình, đặc biệt nếu người này không phải là người giữ bản quyền
Giấy phép: Ai hoặc luật gì hoặc quy định gì cho phép đăng lên Wikipedia, sử dụng thẻ quyền hình ảnh thích hợp
Các phiên bản khác của tập tin này: Hướng dẫn người dùng nếu họ muốn tạo ra tác phẩm phái sinh nếu có

Ví dụ:

Hình do thành viên tạo ra

Wikipedia khuyến khích thành viên tải lên hình do chính họ tự tạo ra, nhưng tất cả các hình ảnh do thành viên tạo ra phải được phát hành theo một giấy phép tự do (như một giấy phép Creative Commons chấp nhận được) hoặc được phát hành vào phạm vi công cộng (không giữ bản quyền). Nếu ghi giấy phép, thực tế đã chứng minh rằng tốt nhất là bạn nên trao nhiều giấy phép cho hình của bạn vừa GFDL vừa giấy phép Creative Commons.

Những hình ảnh như vậy có thể bao gồm hình ảnh do bạn tự chụp (nhớ rằng quyền lợi đối với hình ảnh nói chung nằm ở người chụp, chứ không phải đối tượng được chụp), hình vẽ hoặc biểu đồ do chính bạn tự tạo ra, tuy nhiên, không nhất thiết phải tạo ra một giá trị bản quyền mới - giá trị bản quyền chỉ được tạo ra ở dạng "tính sáng tạo", chứ không phải lượng công sức đổ vào trong việc tạo ra tác phẩm. Hình chụp một đối tượng ba chiều hầu như luôn luôn tạo ra một bản quyền mới, mặc dù những thứ khác vẫn có thể tiếp tục giữ bản quyền đối với những thứ được miêu tả trong tấm hình. Hình chụp đối tượng hai chiều (như bức vẽ trong viện bảo tàng) thường không tạo ra bản quyền (xem phần "phạm vi công cộng" ở dưới). Nếu bạn có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, xin hãy hỏi những người quan tâm tại Thảo luận Wikipedia:Bản quyền.

Hình ảnh có bạn, bạn bè hay gia đình được mô tả nổi bật theo cách có thể làm giảm đi chủ đề chính của hình không được khuyến khích sử dụng trong không gian tên bài viết (trang người dùng thì OK). Những ảnh này được xem là tự đề cao bản thân và cộng đồng Wikipedia đã thường xuyên đạt được đồng thuận trong biểu quyết xóa các hình như vậy.

Tương tự, hình do người dùng tạo nên không nên được trang trí, làm méo, ghi lại thông tin về bức hình trên chính bức hình hoặc bất cứ thứ gì khác làm cản trở việc sử dụng tự do, tất nhiên trừ khi tấm ảnh đó định dùng để mô tả việc trang trí, làm méo... và được dùng trong bài viết có liên quan. Tất cả các thông tin liên quan đến hình nên được tóm tắt tại trang mô tả hình ảnh.

Giấy phép tự do

Xem thêm: Wikipedia:Quyền về hình ảnh

Để có danh sách các giấy phép có thể được xem là "đủ tự do" đối với Wikipedia, mời xem Wikipedia:Thẻ quyền cho hình ảnh. Các giấy phép hạn chế việc sử dụng phương tiện chỉ cho mục đích phi lợi nhuận hoặc giáo dục (hay nói cách khác chỉ sử dụng phi thương mại), hoặc được cấp phép để chỉ được dùng tại Wikipedia, là không đủ tự do đối với cách sử dụng hoặc mục đích của Wikipedia và sẽ bị xóa[1]. Những nguồn ảnh tự do có thể tìm thấy ở Wikipedia:Nguồn ảnh tự do. Tóm lại, các tập tin phương tiện trên Wikipedia (ngoại trừ các tập tin "sử dụng hợp lý" — xem ở dưới) nên "tự do" ngang với nội dung của Wikipedia — cả hai điều này sẽ giữ cho tình trạng pháp lý của chính Wikipedia an toàn cũng như để cho phép việc sử dụng lại nội dung của Wikipedia càng nhiều càng tốt.

Phạm vi công cộng

Tại Hoa Kỳ, bất kỳ tác phẩm nào công bố trước ngày 1 tháng 1, 1929, bất cứ đâu trên thế giới[1] đều thuộc phạm vi công cộng. Tuy nhiên, những quốc gia khác không giới hạn theo điều này.[2]

Vì các trang Wikipedia, bao gồm các trang mà ngôn ngữ không phải tiếng Anh, hiện được đặt tại máy chủ ở Hoa Kỳ, do đó luật Hoa Kỳ là đặc biệt quan trọng ở đây. Tuy nhiên, mối tương tác giữa Wikipedia, giấy phép GFDL, và luật quốc tế vẫn còn đang thảo luận.

Trong khi có nhiều nơi để có thể lấy được những hình chụp thuộc phạm vi công cộng tại nguồn hình phạm vi công cộng, nếu bạn thực sự nghi ngờ một bức hình có vi phạm bản quyền (ví dụ, không mô tả tình trạng bản quyền tại trang mô tả hình và bạn đã nhìn thấy nó ở đó dưới một ghi chú bản quyền), thì bạn nên liệt kê vào danh sách để xóa (xem ở dưới).

Cũng chú ý rằng ở Hoa Kỳ, việc tái tạo một tác phẩm nghệ thuật hai chiều mà tác phẩm đó thuộc phạm vi công cộng do tuổi của nó không tạo ra một ý nghĩa bản quyền mới — ví dụ, một hình chụp thẳng bức Mona Lisa không được xem là có bản quyền (xem Bridgeman v. Corel). Bản scan độc nhất bức ảnh không tạo ra ý nghĩa bản quyền mới — chúng chỉ là sự thừa hưởng tình trạng bản quyền của bức hình mà chúng đang tái tạo. Điều này không đúng đối với luật bản quyền ở một số nước khác, như Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.

Xem xét sử dụng hợp lý

Một số cách sử dụng các tài liệu có bản quyền mà không cần xin phép người giữ bản quyền có thể đủ tư cách sử dụng hợp lý ở Hoa Kỳ (nhưng không được trong hầu hết các bộ luật khác). Để biết chi tiết về quy định của Wikipedia có liên quan đến việc sử dụng hợp lý, hoặc để đặt câu hỏi về một hình cụ thể nào đó, xin hãy xem trang Wikipedia:Nội dung không tự do. Việc sử dụng tài liệu có bản quyền mà chưa xin phép, nhưng lại dưới một tuyên bố sử dụng hợp lý không chính đáng sẽ cấu thành vi phạm bản quyền và điều đó là bất hợp pháp.

Những tập tin phương tiện bị ghi thẻ quyền sai là sử dụng hợp lý hoặc là một sự vi phạm bản quyền hiển nhiên có thể và sẽ bị xóa ngay khi nhìn thấy. Việc tải lên thường xuyên các tài liệu không tự do không được sử dụng một cách hợp lý sẽ là lý do để cấm một thành viên tại Wikipedia.

Xem thêm:

Sửa đổi ảnh

Sử dụng trang Tải tập tin lên để thay tấm hình bằng một bản mới đã được chỉnh sửa. Hãy đảm bảo rằng tập tin của bạn có cùng tên với tập tin cũ cần thay thế.

Nếu bạn muốn sửa phần mô tả hình ảnh, hãy vào trang hình đó và sửa đổi nó như một trang bài viết bình thường, việc tải lên hình mới cùng với mô tả mới sẽ không làm thay đổi trang miêu tả hình, mà chỉ có tác dụng tóm tắt tại lịch sử sửa đổi.

Chuyển đổi định dạng của tấm ảnh sẽ đổi tên tập tin, do đó hình mới sẽ có một trang mô tả hình mới hoàn toàn độc lập.

Tên hình và tên tập tin

Tên tập tin mang tính miêu tả cao cũng rất hữu ích. Một bức hình chụp bức tranh dân gian Đông Hồ có thể có tên là "Dong Ho.jpg", nhưng rất có thể về sau sẽ có ngày càng nhiều hình tranh Đông Hồ tại Wikipedia tiếng Việt và có thể hình sẽ bị tải trùng lên sau này và xóa đi, do đó sẽ tốt hơn nếu tên tập tin được chọn cụ thể hơn, như "Tranh Dong Ho.hinh 1.jpg", hoặc "Tranh Dau vat Dong Ho.jpg". Hãy kiểm tra xem đã có tấm hình như vậy trên Wikipedia hay chưa. Sau đó quyết định xem tấm hình của bạn nên thay thế một hình nào có sẵn hoặc sẽ bổ sung thêm số hình sẵn có. Trong trường hợp đầu tiên hãy đặt cho tập tin tên giống như tập tin có sẵn, còn trường hợp sau hãy chọn một tên khác thích hợp. Tránh những ký tự đặc biệt trong tập tin (kể cả dãy tên có đầy đủ dấu Tiếng Việt) hoặc quá dài, vì nó sẽ khiến cho một số người dùng gặp khó khăn khi tải hình xuống máy của họ. Chú ý rằng tên ở đây là phân biệt chữ hoa chữ thường, "Dong Ho.jpg" sẽ khác với "Dong Ho.JPG". Để thống nhất, chúng tôi đề nghị nên sử dụng phần mở rộng toàn bộ là chữ thường.

Ở Wikipedia tiếng Việt, các điều phối viên và bảo quản viên trở lên đều có công cụ để đổi tên hình (còn gọi là Di chuyển tập tin).

Mô tả và xếp loại

Bạn nhớ mô tả chi tiết thêm về tập tin, như cho thêm những thông tin cụ thể về hình, ví dụ như: Ngày, tháng, năm chụp, địa điểm chụp, chụp nhân dịp nào,...

Ngoài ra, xếp thể loại hình [[Thể loại: ]] vào những thể loại có sẵn và thích hợp, cũng làm cho việc tìm kiếm hình ảnh sau này dễ dàng hơn, khi cần dùng cho những bài viết khác.

Trình bày hình trong bài viết

Xem Trợ giúp:Hình ảnh để xem hướng dẫn về các mã wiki để trình bày hình.

Phòng trưng bày

Nói chung, phòng trưng bày hình là không được khuyến khích tại không gian tên chính; trước đây, những phòng như vậy thường bị xóa hơn là giữ. Hãy xem xét việc liên kết đến một phòng trưng bày ở Wikimedia Commons.

Chú ý rằng chúng tôi không khuyến khích sử dụng hình GIF động để trưng bày nhiều hình khác nhau. Phương pháp này không phù hợp khi in ấn và không thân thiện với người dùng (người dùng không thể lưu trữ theo từng hình cụ thể và phải chờ đợi trước khi có thể xem được hình mình muốn vì các hình là xoay vòng).

Hình sử dụng hợp lý không bao giờ được dùng tại phòng trưng bày, vì tình trạng "sử dụng hợp lý" của chúng phụ thuộc vào từng lần sử dụng thích hợp trong bối cảnh bài viết (như một phần của bình luận hay đánh giá). Xem Wikipedia:Nội dung không tự do để biết thêm chi tiết.

Định dạng

  • Hình vẽ, biểu tượng, bản đồ chính trị, cờ xí và những hình ảnh tương tự nên được tải lên dưới định dạng SVG là những ảnh vector. Hình với những khối màu lớn, đơn giản, và liên tục không có ở định dạng SVG nên dùng định dạng PNG.
  • Hình chụp và hình quét nên ở định dạng JPEG.
  • Hình động nên ở định dạng GIF động.
  • Video nên ở định dạng Ogg/Theora.
  • Hình chụp màn hình phần mềm nên ở định dạng PNG.
  • Hình chụp màn hình TV và phim nên ở định dạng JPEG.

Nói chung, nếu bạn có một tấm ảnh tốt ở định dạng sai, hãy chuyển đổi nó sang định dạng đúng trước khi tải lên. Tuy nhiên, nếu bạn tìm thấy một tấm bản đồ, cờ, v.v... ở định dang JPEG, chỉ cần chuyển nó sang PNG nếu việc đó làm giảm kích thước tập tin.

Phần lớn bản đồ trên trang web CIA World Factbook là định dạng JPEG, nhưng hiện nay đã được chuyển sang GIF. Để cập nhật những ảnh này, tải hình GIF về từ CIA factbook, lưu nó lại ở định dạng PNG, và tải nó lên Wikipedia.

Cố gắng tránh sửa chữa tập tin JPEG quá thường xuyên — mỗi lần sửa chữa sẽ làm giảm chất lượng của hình. Nếu bạn tìm thấy bản gốc của một tấm hình ở dạng PNG hoặc TIFF 16-bit hoặc 24-bit, sửa nó, và lưu nó thành định dạng JPEG trước khi tải lên. Một số hình thức sửa chữa khác nhau (xén, xoay, đổi chiều) có thể thực hiện mà không làm mất đi chất lượng bằng cách dùng jpegcrop (windows) hoặc jpegtran (khác).

Tránh những hình ảnh pha trộn giữa tính hình ảnh và tính biểu tượng. Mặc dù CSS giúp dễ sử dụng lớp phủ PNG lên hình JPEG, phần mềm Wikipedia không cho phép kỹ thuật như vậy. Do đó, cả hai phần phải thuộc cùng một tập tin, và hoặc chất lượng một hình sẽ bị giảm, hoặc kích thước của tập tin sẽ lớn không cần thiết.

Hỗ trợ SVG trực tiếp được hiện thực vào tháng 9 năm 2005 (xem meta:SVG image support). Định dạng SVG được thể hiện động theo định dạng PNG tại kích thước định trước khi chèn vào bài viết. Nếu bạn nhận thấy một hình SVG được xén quá gần bởi phần mềm thể hiện của Wikimedia, một cách đi vòng đó là vẽ một cái hộp xung quanh hình tại khoảng cách mà nó nên được xén, và đạt cái hộp đó không mày, không viền.

Kích thước

Kích thước hình tải lên

Hình được tải lên phải nhỏ hơn 20 megabyte (xem Hình:Whole world - land and oceans 12000.jpg là một hình gần chạm tới con số đó). Phần mềm MediaWiki mà Wikipedia sử dụng có thể thay đổi kích thước hình tự động từ phiên bản 1.3. do đó hiếm khi cần đến việc bạn phải tự động thay đổi kích thước cho nó. Xin hãy giúp đỡ chúng tôi đảm bảo rằng nội dung Wikipedia có thể được sử dụng lại rộng rãi — bao gồm cả việc làm nguồn cho các ấn phẩm in — bằng cách tải lên những tấm hình chụp ở độ phân giải cao nhất. Hãy để phần mềm của Wikipedia tự động thay đổi kích thước nó.

Đối với hình vẽ, cụ thể là hình do bạn tự vẽ, sẽ tốt hơn khi bạn tự động điều chỉnh kích thước của nó về kích thước đúng và sử dụng nó ở bài viết. Điều này là do hàm tự động thay đổi kích cỡ đôi khi sẽ sinh ra ảnh lớn hơn về dung lượng so với ảnh gốc và/hoặc có chất lượng kém hơn ảnh gốc. Đây là trường hợp đặc biệt mà ảnh SVG tỏ ra vô cùng hiệu quả để giải quyết.

Trong tương lai, mã hình MediaWiki có thể được mở rộng để hỗ trợ "thu nhỏ tự động"; hiện nay, hãy cứ tiếp tục tải lên phiên bản lớn của một hình đã được tinh chỉnh kích cỡ và nhấn vào liên kết đến phiên bản lớn hơn tại trang mô tả hình.

Kích thước hình hiển thị

Xem Wikipedia:Cẩm nang về văn phong#Hình ảnh để có hướng dẫn chi tiết hơn.

Trong bài viết, nếu bạn muốn có một bức ảnh ngay bên cạnh văn bản, bạn nên sử dụng tùy chọn "thu nhỏ" có trong "mã hình" (mã này sẽ dẫn đến thu nhỏ lại còn 180 pixel chiều rộng trong tùy chọn chuẩn mặc định).

Những hình lớn hơn nên nói chung có độ rộng tối đa là 550 pixel, để chúng có thể hiển thị tốt trong màn hình có độ phân giải 800x600.

MediaWiki tự động điều chỉnh kích thước ảnh xuất hiện bên trong bài viết, do đó bạn không cần phải giảm dung lượng tập tin bằng cách thu nhỏ hoặc giảm chất lượng khi bạn tải lên mặc dù việc nén ảnh PNG lại là điều nên làm. Trang sẽ tải nhanh hơn nếu bạn chọn kích thước mặc định nhỏ hơn tại tùy chọn của bạn.

Tập tin GIF động đôi khi có vấn đề khi thu nhỏ. Nếu bạn nhận thấy hình chuyển động bị hư hoặc vỡ méo khi thu nhỏ, hãy thử lưu lại lần nữa với tất cả các khung hình đều cùng kích thước: Một cách tối ưu hóa phổ biến trong cách điều chỉnh ảnh gif là viết các khung có kích thước thay đổi, đôi khi đánh dấu là: "Chỉ lưu những phần khung có thay đổi". Phiên bản ImageMagick hiện tại của Wikipedia dường như không hỗ trợ điều này.

Hình chuyển động bên trong nên được dùng ít hình tĩnh với liên kết dẫn đến hình động thích hợp hơn trừ khi hình động có kích thước rất nhỏ. Hãy ghi nhớ vấn đề về độ tương thích khi in ấn đã nói ở trên.

Nội dung

Hình nên mô tả nội dung tốt (đối tượng của tấm hình nên rõ ràng và làm trung tâm). Để biết thêm chi tiết mời xem Wikipedia:Hình ảnh ở đó thảo luận về việc tải lên, sử dụng, lựa chọn và chọn vị trí trưng bày.

Sắp xếp hình ảnh

Bài viết có thể sẽ trở nên rất xấu và khó đọc nếu có quá nhiều hình được nhét vào trong một trang có ít chữ. Thậm chí có khi chúng còn chồng lên nhau.

Vì lý do này, cách tốt nhất là tạm thời bỏ đi những hình ảnh ít quan trọng ra khỏi bài viết và đặt chúng vào trang thảo luận. Một khi đã có đủ chữ để hỗ trợ cho tấm hình, bất cứ thành viên nào cũng có thể đem hình quay trở lại bài viết.

Nếu một thành viên viết bài tin rằng hàng đợi hình đó cần thiết cho bài viết, mặc dù thiếu chữ, anh/cô ta có thể quyết định đem nó lại vào bài. Tuy nhiên, anh/cô ta không nên chỉ lùi lại bài viết về phiên bản trước, mà nên cố gắng chỉnh lại kích cỡ của hình hoặc tạo ra một phần phòng trưng bài để giải quyết sự lộn xộn trước đây.

Tốt nhất là sử dụng thẻ <gallery> cho những hình đang chờ đưa vào.

Quan trọng là hình ảnh đang chờ sẽ không mất đi khi thực hiện lưu trữ trang thảo luận.

Chú ý: Những hình không tự do (được sử dụng theo dạng sử dụng hợp lý) không nên đem sang trang thảo luận theo cách này. Những hình không tự do chỉ được phép xuất hiện khi chúng ở trong tình trạng sử dụng tại bài viết thực sự với mục đích bách khoa. Xem Wikipedia:Nội dung không tự do#Quy địnhWikipedia:Xóa trang#Hình ảnh để biết thêm chi tiết.

Phiên bản lịch sử cũ của bài viết có hình

Các phiên bản cũ của bài viết không hiển thị phiên bản cũ của tấm hình, mà nó hiển thị cái mới nhất, trừ khi tên tập tin hình ảnh bị đổi tên.

Xóa ảnh

  1. Liên lạc với thành viên đã tải hình lên (thông qua trang thảo luận của họ) và trình bày lý do. Có thể vấn đề sẽ được giải quyết bằng cách này.
  2. Gỡ hình ra khỏi tất cả bài viết — tức là khiến cho tấm hình đó mồ côi.
  3. Thêm một trong những thông báo sau vào trang mô tả hình
    • vi phạm bản quyền: chèn thông báo vi phạm bản quyền vào trang mô tả hình.
    • nếu không: thêm một thông báo xóa {{chờ xóa|Lý do tại sao muốn xóa}} vào trang mô tả hình.
  4. Hình sẽ được tự động liệt kê vào Thể loại:Chờ xoá và một thành viên có công cụ sẽ xem xét.
  5. Hình có thể sẽ bị xóa sau một tuần theo quy trình bình thường — xem quy định xóa của Wikipedia.

Ở Wikipedia tiếng Việt, chỉ có các điều phối viên và bảo quản viên trở lên mới có thể xóa hình. Để xóa hình, hãy đi đến trang mô tả hình và nhấn vào liên kết (xóa) hoặc Xóa trang này. Các thành viên này cũng có công cụ để khôi phục các hình đã bị xóa.

Phần mềm tự do và mã nguồn mở

Những gói phần mềm tự domã nguồn mở này đã được các thành viên Wikipedia khuyến cáo sử dụng để xử lý hình ảnh và tập tin phương tiện:

Tìm hình Wikipedia trong bộ nhớ đệm Google

(cảnh báo: Nhiều hình trong số này là có bản quyền. Hãy kiểm tra tình trạng bản quyền và xin phép nếu cần thiết trước khi tái phát hành.)

Các chủ đề liên quan

Tham khảo

  1. ^ Strictly speaking, only US works published before January 1, 1929, and foreign works published in compliance with US formalities (registration, © notice) before that date are in the public domain in the US. For non-US works published without compliance with US formalities (i.e., without © notice), the situation is a bit more complicated:
    • If published before 1909, such works are in the public domain in the US.
    • If published between 1909 and 1928 (inclusive) in a language other than English, the Ninth Circuit has considered them as "unpublished works" according to Peter Hirtle and following the decision of the United States Court of Appeals for the Ninth Circuit in the case Twin Books v. Disney in 1996. The case was about the book Bambi, A Life in the Woods; the decision is heavily criticized in Nimmer on Copyright (ISBN 0-820-51465-9), the standard commentary on US copyright law.
    • If published between 1909 and 1928 (inclusive) in English, they are highly likely to be PD, given that the aforementioned controversial case was only about a work published in a foreign language.
    • Additionally, any work first published outside of the United States without copyright notice before 1989, when the US joined the Berne Convention, is in the public domain in the US if it was in the public domain in its country of origin on the URAA date (in most cases January 1, 1996). See the section on country-specific rules for more information.
    Also, the 1929 cut-off date applies only to the US. This means foreign works first published before 1929 are in the public domain in the US, but may still be copyrighted outside the US.
  2. ^ Most countries have had similar copyright extensions in the past, the date ranges from the 1850s to 1930s in said countries.