Bước tới nội dung

Chi Gấm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Leopardus
Mèo gấm Ocelot, Leopardus pardalis
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Carnivora
Họ (familia)Felidae
Phân họ (subfamilia)Felinae
Chi (genus)Leopardus
Gray, 1842
Phân bổ
Phân bổ
Các loài
Xem trong bài.

Chi Gấm (danh pháp hai phần: Leopardus) là một chi thuộc họ Mèo, bao gồm những loài động vật nhỏ có bộ lông lốm đốm có vùng cư trú bản địa chủ yếu ở các nước thuộc Châu Mỹ Latinh, một số ít loài thì có vùng phân bố lan tới miền Nam Hoa Kỳ. Chi Gấm được xem là nhánh cổ xưa nhất của họ Mèo đã từng đặt chân tới châu Mỹ, tiếp đó là Linh miêuBáo sư tử (báo đốm là một thành viên khác của họ Mèo được xem là loài bản địa ở châu Mỹ). Thành viên to lớn nhất của chi Gấm là loài mèo gấm Ocelot; phần lớn các thành viên còn lại có kích thước tương tự như mèo nhà, trong đó mèo đốm Kodkod (L. guigna) là loài thú hoang dã nhỏ nhất thuộc họ Mèo tại châu Mỹ. Loài mèo cây châu Mỹ hay mèo đốm Margay (L. wiedii) sống chủ yếu trên cây và giỏi leo trèo hơn các loài thuộc họ Mèo khác ở châu Mỹ.[1]

Phân loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Việc phân loài trong chi này đã trải qua vài lần hiệu đính trong thời gian gần đây. Leopardus ban đầu được xem như là một phân chi thuộc chi Mèo (Felis), và các loài mèo Pantanalmèo Pampas từng được xem như một phân loài của Colocolo.

Các nghiên cứu về di truyền cho thấy rằng, chi Gấm hình thành nên một nhánh riêng trong phân họ Mèo và xuất hiện ở Nam Mỹ cách đây chừng 10-12 triệu năm về trước. Trong nội bộ chi Gấm, dường như có hai nhánh tiến hóa riêng biệt nhau: một nhánh dẫn tới mèo Ocelot, mèo Margay, mèo núi Andes và những loài còn lại thuộc nhánh thứ hai.[2]

Chú ý là, dù tên khoa học là Leopardus, chi Gấm không bao hàm báo hoa mai (tiếng Anh: Leopard). Báo hoa mai là thành viên của chi Báo (Panthera).

Danh sách loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Reid, Fiona A. (2009). A Field Guide to the Mammals of Central America and Southeast Mexico (ấn bản thứ 2). Oxford University Press. tr. 277. ISBN 9780195343236.
  2. ^ Johnson, W.E. (1998). “Tracking the evolution of the elusive Andean mountain cat (Oreailurus jacobitus) from mitochondrial DNA” (PDF). Journal of Heredity. 89 (3): 227–232. doi:10.1093/jhered/89.3.227. PMID 9656464.