Langkawi, được biết đến như một viên ngọc của du lịch Malaysia Langkawi, viên ngọc của Bang Kedah (Malay: Langkawi Permata Kedah[1]) là một quần đảo gồm 99 hòn đảo (bao gồm 5 hòn đảo chỉ lộ ra khi thủy triều xuống [1] Lưu trữ 2008-07-21 tại Wayback Machine) ở Biển Andaman, cách đất liền 30 km từ bờ biển Tây Bắc Malaysia. Quần đảo này thuộc Bang Kedah, sát biên giới Thái Lan - Malaysia. Các đảo nhỏ trong quần đảo được bảo tồn khá tốt nên rừng còn nguyên sinh với nhiều loại động vật quý hiếm.

Bãi biển Pantai Cenang, Quần đảo Langkawi.

Langkawi có sân bay lớn đủ cho các máy bay cỡ vừa cất hạ cánh. Dân số của đảo khoảng 45.000 người. Langkawi là một hòn đảo có quy chế đặc biệt: miễn thuế; nên mọi thứ mua ở đây đều đang được miễn thuế.

Nguồn gốc tên gọi

sửa

Tên gọi Langkawi là kết hợp của hai từ:"Lang"và"Kawi"."Lang"là từ gốc tiếng Malaysia, trong từ helang nghĩa là đại bàng. Trong quá khứ, quần đảo này là nơi cư ngụ của vô số đại bàng. Ngày nay, vẫn còn một số đảo có nhiều đại bàng và là điểm đến ưa thích của du khách.

Học giả Tun Mohamed Zahir trong một cuốn sách viết về"Những huyền thoại của Langkawi"(The Legends of Langkawi) lại cho rằng tên Langkawi có gốc từ tiếng Ấn Độ cổ Sanskrit; trong đó"Langka"là Đẹp và"Wi"là Vô cùng.

Địa lý

sửa
 
Bản đồ Langkawi và các vùng sinh thái

Langkawi nằm ở phía Bắc Eo biển Malacca gần biên giới MalaysiaThái Lan (đảo Phuket). Thủ phủ của cả quần đảo là Kuah; nơi có tượng Đại bàng khổng lồ, các đường phố chính, khách sạn và các trung tâm mua sắm. Trên đảo chính, địa hình chủ yếu là bình nguyên nhấp nhô.

Đỉnh núi cao nhất ở Langkawi là Gunung Raya, cao 890 m so với mặt nước biển.[2]

Tổng diện tích của quần đảo là 478,48 km², trong đó diện tích đảo chính là 320 km², trải dải khoảng 25 km tính từ bắc xuống nam và dài hơn thế một chút nếu đo từ đông sang tây.[3]

Lịch sử

sửa

Langkawi được ghi nhận khá sớm trong lịch sử, từ khoảng năm thứ 500 công nguyên.

Lịch sử của hòn đảo gắn với tên tuổi của một người phụ nữ đã bị xử tử oan vì bị nghi phạm tội ngoại tình, đó là Mahsuri. Theo lời nguyền của Mahsuri, liên tiếp trong bảy thế hệ, hòn đảo này luôn có chiến tranh, xung đột. Hiện còn có một bảo tàng nhỏ, một ngôi mộ được tin là của bà trên đảo.

Đảo trở lại yên bình dưới thời của Sultanate của Kedah. Nhưng Kedah đã bị nước Xiêm (Thái Lan) chinh phục năm 1821. Hiệp ước Anh - Xiêm 1909 (Anglo-Siamese Treaty of 1909) đã chuyển quyền cai trị Langkawi sang tay người Anh như việc Anh thống trị toàn bộ nước Malaysia. Langkawi được trao độc lập khi Malaysia được Anh trả lại độc lập và gia nhập khối Thịnh vượng chung của Anh ngay sau đó.

Giao thông

sửa

Từ cầu tàu Kuah, có phà cao tốc đến Satun ở Nam Thái Lan, Pulau Payar, Penang, Kuala KedahKuala Perlis ở đất liền trênbán đảo Malaysia. Hãng tàu du lịch cao cấp Star Cruises có một bến tàu ở cảng Awana Porto Malai phía Tây của Langkawi.

Hãng Malaysia Airlines và một số hãng khác, đặc biệt Hãng hàng không giá rẻ số một thế giới AirAsia đều có các chuyến nay hàng ngày tới Langkawi. Trong nội vùng đảo có hệ thống đường giao thông đang được phát triển rất tốt. Khách đến Langkawi có thể dùng taxi hoặc thuê xe với giá rất dễ chịu

Sân bay quốc tế Langkawi có hạ tầng khá tốt.

Du lịch

sửa
 
Bãi tắm Cenang
 
Cầu Langkawi Sky-Bridge với một đoạn cong được treo giữ bằng dây cáp và một cột trụ nghiêng, uốn lượn phía trên đỉnh núi Gunung Mat Cincang ở bờ biển phía tây của đảo
 
Đường cáp treo đi đến đỉnh Gunung Mat Cincang ở độ cao 705m

Vào ngày 1/6/2007, Langkawi đã được UNESCO công nhận là một thành viên của World Geopark [4] Ba địa danh chính được bảo tồn là núi Machincang Cambrian, Công viên sinh thái Kilim và Pulau Tasik Dayang Bunting (Đảo Pregnant Maiden Lake).

Langkawi có nhiều bãi biển đẹp, trong đó đẹp nhất là bãi biển trên các đảo. Quanh các đảo, du khách có thể có các tour đi thăm đảo, câu cá, xem đại bàng, du thuyền, lướt sóng, lặn biển và nhiều trò chơi thể thao trên biển khác.

Một trong những điểm đến thú vị là hồ nước ngọt Tasik Dayang Bunting khổng lồ trên đảo ngoài biển. Hồ này hình thành do việc sập các hang động khổng lồ trên đảo. Hồ có độ sâu đến hơn 14 m.

Trên đảo còn rất nhiều vùng sinh thái núi, rừng gần như nguyên sinh và thu hút vô số khách du lịch thích du lịch khám phá thiên nhiên, du lịch mạo hiểm.

Bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ 20, nhiều resort, khách sạn 5 sao đã mọc lên tại hòn đảo này. Các chuyến bay trực tiếp từ châu ÂuNhật Bản, các nỗ lực quảng bá du lịch của chính quyền Malaysia đã thu hút vô số khách du lịch đến đây. Chỉ trong năm 2007, Langkawi đón hơn 2 triệu khách du lịch quốc tế.

Việc miễn thuế trong cả đảo (tax-free island) cũng là một hấp dẫn.

Đường cáp treo Cable Car đi đến đỉnh Gunung Mat Cincang ở độ cao 705m so với mặt biển được du khách yêu thích. Thủ tướng thứ tư của Malaysia, ông Mahathir Mohamad đã cho xây một Trung tâm Thủ công mỹ nghệ với tên Galeria Perdana có hơn 2500 mặt hàng nhằm giúp nhân dân trên đảo phát triển nghề thủ công và tăng thu nhập.

Thư viện ảnh

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “It's Langkawi Permata Kedah now”. The Star Online. ngày 16 tháng 7 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2021. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  2. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2008.
  3. ^ Penang[liên kết hỏng], Lembaga Pembangunan Langkawi - Laman Utama (bằng tiếng Anh). Trích dẫn:"main island of Langkawi is around 320 sq km".
  4. ^ “Langkawi given geopark status”. The Star Online. ngày 8 tháng 6 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2021. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)

6°21′B 99°48′Đ / 6,35°B 99,8°Đ / 6.350; 99.800