Bước tới nội dung

Arleigh Burke (lớp tàu khu trục)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
USS Arleigh Burke tại Vịnh Chesapeake năm 2013
Khái quát lớp tàu
Tên gọi Lớp Arleigh Burke
Xưởng đóng tàu
Bên khai thác  Hải quân Hoa Kỳ
Lớp trước
Lớp sau
Kinh phí 1.843 tỷ USD mỗi tàu (DDG 114–116, FY2011/12)
Thời gian đóng tàu 1988–hiện tại
Thời gian hoạt động 1991–hiện tại
Chế tạo 7
Dự tính 89 cho đến tháng 4 năm 2020
Hoàn thành 70
Đang hoạt động 70
Nghỉ hưu 0
Giữ lại 0
Đặc điểm khái quát
Kiểu tàu Guided missile destroyer
Trọng tải choán nước
  • Trang bị đầy đủ:
  • Flight I: 8.184 tấn Anh (8.315 t)
  • Flight II: 8.300 tấn Anh (8.400 t)
  • Flight IIA: 9.300 tấn Anh (9.500 t)[1]
  • Flight III: 9.500 tấn Anh (9.700 t)
Chiều dài
  • Flights I và II: 505 ft (154 m)
  • Flight IIA: 509 ft (155 m)
  • Flight III: 510 ft (155 m)
Sườn ngang 66 ft (20 m)
Mớn nước 30,5 ft (9,3 m)
Công suất lắp đặt 3 × máy phát Allison AG9140 (2.500 kW (3.400 hp) mỗi cái, 440 V)
Động cơ đẩy
Tốc độ Khoảng 30 kn (56 km/h; 35 mph)
Tầm xa 4.400 nmi (8.100 km) ở 20 kn (37 km/h; 23 mph)
Số tàu con và máy bay mang được 2 × xuồng cao tốc thân cứng - có thể bơm phồng (RHIB)
Thủy thủ đoàn tối đa
  • Flight I: tổng cộng 303[3]
  • Flight IIA: 23 sĩ quan, 300 thuyền viên[3]
Hệ thống cảm biến và xử lý
  • Radar 3D AN/SPY-1D (Flight I, II, IIA)
  • Radar AESA 3D AN/SPY-6 (Flight III)
  • Radar dò tìm mặt đất AN/SPS-67(V)2
  • Radar dò tìm mặt đất AN/SPS-73(V)12
  • Radar điều khiển hoả lực AN/SPG-62
  • Dàn sonar AN/SQS-53C
  • Dàn sonar kéo chiến thuật AN/SQR-19
  • Hệ thống AN/SQQ-28 LAMPS III
Tác chiến điện tử và nghi trang
  • Hệ thống tác chiến điện tử AN/SLQ-32(V)2
  • Hệ thống Phòng thủ Ngư lôi AN/SLQ-25 Nixie
  • Hệ thống Phóng Mồi nhử MK 36 MOD 12
  • Hệ thống Phóng Mồi nhử MK 53 Nulka Decoy Launching System
  • Phao nhử AN/SLQ-39
Vũ khí
Máy bay mang theo
Hệ thống phóng máy bay
  • Flights I và II: Chỉ có bãi đáp trực thăng, tuy có hệ thống điển tử LAMPS III được đặt trên bãi đáp để tăng hiệu quả tác chiến chống ngầm giữa tàu và máy bay
  • Flight IIA trở đi: Bãi đáp máy bay và nhà chứa máy bay cho hai trực thăng MH-60R LAMPS III

Arleigh Burke là một lớp tàu khu trục tên lửa dẫn đường thuộc biên chế Hải quân Hoa Kỳ. Nó được xây dựng dựa trên Hệ thống Tác chiến Aegisradar mảng pha quét điện tử thụ động (PESA), đa chức năng SPY-1D. Lớp tàu lấy tên của đô đốc Arleigh Burke, một sĩ quan tàu khu trục người Mỹ trong Thế chiến II, sau này trở thành Trưởng ban Tác chiến Hải quân. Tàu dẫn đầu của lớp, USS Arleigh Burke, được nhập biên chế trong khoảng thời gian mà Arleigh Burke còn sống.

Loại khu trục này mang thiết kế đa nhiệm, có thể hoàn thành nhiều nhiệm vụ khác nhau bao gồm tấn công đất liền bằng tên lửa hành trình Tomahawk; tác chiến phòng không (AAW) bằng hệ thống radar AEGIS và tên lửa đất-đối-không; tác chiến chống tàu ngầm (ASW) bằng dàn sonar kéo, tên lửa diệt tàu ngầm, và trực thăng chống ngầm đặc nhiệm; và tác chiến chống hạm nổi (ASuW) bằng các bệ phóng tên lửa chống hạm Harpoon. Sau khi dàn radar quét điện tử AN/SPY-1 và bệ phóng tên lửa các loại trên tàu được nâng cấp, lớp Arleigh Burke đã thể hiện tiềm năng là một hệ thống vũ khí di động có khả năng chống tên lửa đạn đạo và có khả năng diệt vệ tinh. Hệ thống nâng cấp này đang được sử dụng trên 15 tàu cho đến tháng 3 năm 2009. Một số phiên bản của tàu không còn mang dàn sonar kéo, hay ống phóng tên lửa Harpoon. Vỏ tàu và cấu trúc thượng tầng được thiết kế để có mặt cắt radar thấp nhất có thể.[6]

Tàu đầu tiên của lớp được nhập biên chế vào ngày 4 tháng 7 năm 1991. Sau khi tàu cuối cùng của lớp tàu khu trục Spruance, tàu USS Cushing, xuất biên ngày 21 tháng 9 năm 2005, các tàu thuộc lớp Arleigh Burke là loại tàu khu trục duy nhất mà Hải quân Hoa Kỳ còn sử dụng, cho đến khi lớp Zumwalt được đưa vào hoạt động từ năm 2016. Trong số tất cả những loại hạm nổi được Hải quân Hoa Kỳ sử dụng sau Thế chiến II, Arleigh Burke là tàu có trình sản xuất lâu nhất.[7] Ngoài 62 tàu thuộc lớp này (bao gồm 21 tàu thuộc phiên bản Flight I, 7 tàu thuộc bản Flight II, và 34 tàu thuộc bản Flight IIA) vẫn còn hoạt động đến năm 2016, đã có thêm 42 tàu (phiên bản Flight III) đã được lên kế hoạch sản xuất.

Với chiều dài từ 505 đến 509.5 feet (153.9 đến 155.3 mét), trọng tải choán nước từ 7,230 đến 9,700 tấn, và hệ thống vũ khí gồm 90 tên lửa các loại, lớp Arleigh Burke có thiết kế lớn hơn và mang nhiều hoả lực hơn phần lớn các tàu thuộc loại tàu tuần dương tên lửa dẫn đường.[8][9]

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Phiên bản

[sửa | sửa mã nguồn]

Lớp tàu khu trục Arleigh Burke bao gồm bốn phiên bản khác nhau. Mỗi phiên bản được gọi là "Flight".

  • Các tàu mang số hiệu DDG 51 đến 71 mang thiết kế nguyên bản và được định danh là loại Flight I
  • DDG 72-78 thuộc loại Flight II
  • DDG 79-124 và DDG 127 thuộc loại Flight IIA
  • Các tàu DDG 125-126, DDG 128, và các tàu trở về sau thuộc loại Flight III[10]

Kết cấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Các tàu thuộc lớp Arleigh Burke là loại tàu khu trục lớn nhất được đóng ở Hoa Kỳ. Chỉ các tàu lớp Spruance, Kidd (dài 563 ft hay 172 m) và lớp Zumwalt (600 ft hay 180 m) là dài hơn. Lớp tàu tuần dương tên lửa dẫn đường Ticonderoga được thiết kế bằng dạng thân tàu của lớp Spruance, tuy nhiên, nó được định danh là tàu tuần dương vì có nhiệm vụ cơ bản và hệ thống vũ khí khác so với lớp SpruanceKidd. Lớp Arleigh Burke được thiết kế với mặt phẳng ngấn nước mới và lớn hơn, đặc biệt có phần mũi tàu loe rộng, cho phép tàu có khả năng đi biển tốt hơn. Thiết kế thân tàu mới cho phép Arleigh Burke vượt biển với tốc độ cao trong thời tiết biển xấu.[6]

Các nhà thiết kế của Arleigh Burke kết hợp nhiều bài học kinh nghiệm từ thiết kế của lớp tuần dương tên lửa dẫn đường Ticonderoga. Lớp này được đánh giá là quá đắt để có thể tiếp tục sản xuất và quá khó để tiếp tục nâng cấp. Với lớp Arleigh Burke, Hải quân Hoa Kỳ quay trở về với thiết kế thân tàu hoàn toàn bằng thép. Các tàu tiền nhiệm thường kết hợp phần thân bằng thép với cấu trúc thượng tầng làm bằng nhôm để giảm khối lượng phần trên của tàu, nhưng nhôm — với đặc tính nhẹ, nhưng giòn hơn thép — dễ nứt hơn. Ngoài ra, nhôm có khả năng chịu lửa và nhiệt không bằng thép.[11] Năm 1975, môt vụ hoả hoạn trên tàu USS Belknap đã phá huỷ gần như hoàn toàn phần cấu trúc thượng tầng bằng nhôm của tàu.[12] Trong chiến tranh Falkland năm 1982, các tàu của Hải quân Hoàng gia Anh khi bị bắn trúng gặp hư hại nặng hơn do có phần cầu trúc thượng tầng bằng nhôm. Điều này cuối cùng là nhân tố quyết định cho thiết kế hoàn toàn bằng thép của Arleigh Burke. Một bài học[13] nữa được rút ra từ chiến tranh Falklands cũng được áp dụng. Arleigh Burke bảo vệ những phần trọng yếu của tàu bằng hai lớp giáp thép, đặt song song và cách nhau một khoảng rộng. Thiết kế giáp này giúp bảo vệ tàu khỏi các loại tên lửa chống hạm hiện đại. Đồng thời, tàu cũng mang các lớp giáp lót chống mảnh bom bằng kevlar.

Phòng thủ thụ động

[sửa | sửa mã nguồn]

Arleigh Burke có thiết kế tàng hình. Các mặt phẳng trên thân tàu có hình góc cạnh thay vì thẳng đứng. Cột buồm chính của tàu có ba chân nhỏ thay vì một chân lớn như các thiết kế cũ, giúp tàu khó bị phát hiện bởi radar và tên lửa chống hạm hơn. Tàu cũng mang một hệ thống tác chiến điện tử có khả năng phát hiện mối nguy hiểm và triển khai hệ thống mồi nhử tên lửa.[6]

Arleigh Burke là lớp tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ có mang Hệ thống Bảo vệ Tập thể, bao gồm một hế thống lọc khí có khả năng chống lại và bảo vệ thủy thủ đoàn khỏi các loại vũ khí hạt nhân, sinh học, và hoá học (NBC). Tàu mang nhiều hệ thống phòng thủ NBC, như một hệ thống rửa phần thân ngoài của tàu để gội sạch và loại bỏ các tác nhân hạt nhân, sinh học, và hoá học bám vào tàu.[14]

Hệ thống vũ khí

[sửa | sửa mã nguồn]

Các tàu thuộc lớp Arleigh Burke có thiết kế đa nhiệm, vì thế, mỗi tàu mang trên mình nhiều hệ thống vũ khí khác nhau, bao gồm "tổ hợp giữa ... một hệ thống vũ khí chống tàu ngầm (ASW) tiên tiến, tên lửa hành trình tấn công đất liền, tên lửa đối hạm, và nhiều tên lửa phòng không hiện đại."[13] Mỗi tàu có một hải pháo lưỡng dụng 127 mm (5-inch) ở mũi tàu có thể tấn công các loại tàu thủy, máy bay ở cự li gần, và các mục tiêu trên đất liền.[15]

Hệ thống Tác chiến Aegis khác với các loại radar truyền thống phải xoay 360° với mỗi lần quét. Thay vào đó, Aegis sử dụng radar mảng pha quét điện tử thụ động (PESA), cho phép theo dõi mục tiêu liên tục song song với việc quét khu vực tác chiến. Hệ thống máy tính điều khiển của Aegis cho phép tàu kết hợp hai tính năng theo dõi và ngắm bắn mục tiêu. Ở các hệ thống tác chiến cũ, hai tính năng này hoàn toàn tách biệt với nhau. Aegis không bị tác động bởi hệ thống tác chiến điện tử của đối phương. Mỗi tàu mang hàng loạt ống phóng tên lửa chống hạm Harpoon độc lập, do đó, Arleigh Burke có khả năng chống hạm nổi trong phạm vi từ 64 hải lý (119 km; 74 dặm).[6]

Sau khi tên lửa hành trình Tomahawk được nâng cấp lên phiên bản Block V, tất cả các tên lửa Block IV mà các tàu được trang bị cũng được nâng cấp lên bản Block V. Bản nâng cấp này cho phép mỗi tên lửa không chỉ có khả năng đánh các mục tiêu trên đất liền, mà còn có khả năng diệt hạm. Tên lửa Tomahawk phiên bản Block Va còn được gọi là bản "Tấn công Hàng hải" (Maritime Strike), và phiên bản Block Vb mang Hệ thống Đầu đạn Đa hiệu ứng Dùng chung (Joint Multi-Effects Warhead System).[16] Các gói nâng cấp này cho phép mỗi tàu lớp Arleigh Burke có thêm một loại tên lửa mà nó có thể dùng để diệt hạm, bên cạnh Harpoon (các tàu phiên bản Flight IIA không mang tên lửa này). Tomahawk còn có thể được trang bị với số lượng nhiều hơn Harpoon, và mang đầu đạn lớn hơn.

Các tàu mang tên lửa RIM-7 Sea Sparrow hoặc RIM-162 ESSM trong vai trò phòng thủ điểm, nhằm bảo vệ khỏi tên lửa và máy bay địch.

Loại tên lửa SM-2 và SM-6 có khả năng chống máy bay ở tầm xa; tên lửa SM-6 đặc biệt có khả năng phòng thủ tên lửa qua đường chân trời.[17] Tên lửa SM-3 và 6 có khả năng diệt tên lửa đạn đạo (BMD).[18] Hệ thống Phòng thủ Tên lửa Đạn đạo Aegis (BMD) đã trở thành một tính năng cực kì quan trọng của tàu lớp Arleigh Burke đến nỗi tất cả các tàu (bao gồm Flight I) sẽ được nâng cấp hệ thống BMD.[19] Lô 28 tàu Flight I đầu tiên đã được nâng cấp trong năm 2012-2014. Các tàu Flight III sẽ được giao cho Hải quân Hoa Kỳ từ năm 2023 với hệ thống BMD tích hợp sẵn và mang loại radar AN/SPY-6 3D mới. Trong khi đó, các tàu Flight IIA sẽ được trang bị tính năng BMD và radar AN/SPY-6 từ 2022.

Các tàu lớp Burke được trang bị hệ thống vũ khí chống tàu ngầm mới nhất của Hải quân, bao gồm sonar chủ động, dàn sonar kéo, và tên lửa diệt tàu ngầm. Hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng (VLS) cho phép tàu phóng các tên lửa Tomahawks để tiêu diệt mục tiêu trên đất liền.[6] Các radar và cảm biến trên tàu có thể dò thấy mìn chống hạm từ khoảng cách 1,400 m.

Mỗi tàu thuộc lớp Arleigh Burke mang một hải pháo Mark 45 127 mm (5-inch). Pháo Mark 45 phiên bản Mod 2, với chiều dài nòng là 54 caliber (270 inches, 6,900 mm) được trang bị trên các tàu có số hiệu DDG-51 — DDG-80 (30 tàu). Các tàu từ DDG-81 trở đi mang pháo Mark 45 phiên bản Mod 4, với chiều dài nòng 62 caliber (310 inches, 7,900 mm). Pháo Mark 45 5-inch, được điều khiển bởi Hệ thống Kiểm soát Hỏa lực Pháo Mark 34 (GWS), có thể được dùng để chống hạm, bảo vệ tàu khỏi phi cơ đối phương ở cự li gần, và hỗ trợ hoả lực cho các đơn vị bạn trên cạn. Pháo có cự li 20 dặm (32 km) và có tốc độ bắn từ 16-20 phát mỗi phút.

Tàu Flight I, USS Fitzgerald, với TACTAS (dàn sonar kéo) ở giữa đuôi tàu. Tàu không mang nhà chứa máy bay, có ống phóng Harpoon, và thiết kế ống khói đặc biệt
USS Cole và hai tàu khác thuộc lớp Arleigh Burke cập cảng tại Trạm Hải quân Norfolk, bang Virginia

Lớp tàu được trang bị hệ thống trực thăng đa dụng hạng nhẹ (LAMPS). Mỗi trực thăng hỗ trợ trên tàu nâng cao khả năng chống tàu ngầm và hạm nổi của tàu. Chúng có thể được sử dụng làm bệ quan sát các tàu ngầm và chiến hạm đối phương trong khu vực. Khi cần, trực thăng cũng có thể phóng các loại thủy lôi, tên lửa để tiêu diệt chúng. Trực thăng cũng có khả năng yểm trợ, hỗ trợ hoả lực bằng súng máy và tên lửa dẫn đường chống tăng Hellfire khi vận chuyển binh lính từ tàu đến mục tiêu và ngược lại.[20] Các máy bay trực thăng cũng có thể được dùng cho nhiều mục đích khác, như tiếp tế, tìm kiếm và cứu hộ, sơ tán y tế, liên lạc, và kiếm soát hoả lực cho súng pháo của tàu.

Vào tháng 3, 2022, các tàu khu trục lớp Arleigh Burke được trang bị một máy bay không người lái (UAS) AAI Aerosonde. Máy bay này chủ yếu được sử dụng trên các tàu Flight I và Flight II do chúng không có nhà chứa máy bay nên không có trực thăng túc trực dài hạn trên tàu. Aerosonde nhỏ hơn nhiều so với trực thăng, nên có thể được cho vào kho khi không sử dụng. UAS này có khả năng trinh sát tầm xa với chi phí ít hơn nhiều so với trực thăng.[21]

Phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]
Mạn phải tàu USS Momsen, với ống phóng ngư lôi được đặt trên boong tên lửa thay vì giữa tàu như trước đây. Kiến trúc thượng tầng được thay đổi để mang một hệ thống dò mìn từ xa.
Tàu loại Flight IIA, USS Mustin, không có TACTAS ở đuôi và không mang ống phóng Harpoon nhưng lại có nhà chứa máy bay và ống khói với thiết kế khác

Năm 1980, Hải quân Hoa Kỳ mời bảy nhà thầu quốc phòng trong nước nghiên cứu thiết kế một loại chiến hạm mới. Đến năm 1983, số công ty ứng tuyển chỉ còn ba: Bath Iron Works, Todd Shipyards, và Ingalls Shipbuilding. Ngày 3 tháng 4 năm 1985, Bath Iron Works nhận một hợp đồng trị giá 321.9 triệu USD để đóng tàu đầu tiên của lớp là USS Arleigh Burke. Công ty Gibbs & Cox nhận hợp đồng thiết kế tàu. Tổng chi phí của tàu đầu tiên năm khoảng 1.1 tỷ USD, với 778 triệu USD được chi cho hệ thống vũ khí các loại được gắn trên tàu. Con tàu này được đặt lườn bởi Bath Iron Works tại thành phố Bath, bang Maine vào ngày 6 tháng 12 năm 1988, và hạ thủy vào ngày 16 tháng 12 năm 1989 bởi vợ của Đô đốc Arleigh Burke (bà Roberta Burke). Chính Đô đốc đã có mặt tại lễ nhập biên của tàu vào ngày 4 tháng 7 năm 1991 bên bờ biển Norfolk, bang Virginia. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Hải quân Hoa Kỳ mà người được đặt tên có mặt tại lễ nhập biên, và cũng là lần thứ ba mà Hải quân đặt tên con tàu cho một người còn sống.[22][23]

USS Forrest Sherman năm 2007, bắn thử hải pháo 5"/62 caliber Mark 45 Mod 4, nằm ở phía trước mô-đun tên lửa 32 ống

Loại tàu Arleigh Burke bản Flight II có một số cải tiến so với bản Flight I: tích hợp hệ thống dò hướng mục tiêu, hệ thống tác chiến điện tử SLQ-32V-3, hệ thống liên lạc quân sự TADIX-B, hệ thống chỉ huy và điều khiển JTIDS, và khả năng phóng và điều khiển tên lửa tầm xa SM-2 Block IV.[24]

Loại tàu Arleigh Burke bản Flight IIA có nhiều chức năng mới, kể từ USS Oscar Austin (DDG-79). Nằm trong số những thay đổi là hai nhà chứa máy bay ở đuôi tàu cho trực thăng chống tàu ngầm (ASW), một hải pháo 5-inch/62-caliber (127 mm) Mark 45 Mod 4 với nòng dài hơn. Loại pháo này được trang bị cho các tàu từ USS Winston S. Churchill (DDG-81) trở về sau. Các tàu Flight IIA sau này, bắt đầu từ USS Mustin (DDG-89) mang một thiết kế ống khói mới nằm sâu trong phần cấu trục thượng tầng nhằm giảm đi tín hiệu nhiệt của tàu. Dàn sonar kéo TACTAS và ống phóng tên lửa Harpoon bị loại bỏ ở các tàu Flight IIA.[25]

Hình cắt thiết kế khu trục hạm lớp Arleigh Burke, bản Flight IIA

Các tàu từ DDG-68 đến DDG-84 có hệ thống tác chiến điện tử AN/SLQ-32 với thiết kế ăng-ten giống với phiên bản V3 được trang bị cho các tàu tuần dương lớp Ticonderoga, trong khi các tàu còn lại có thiết kế giống với phiên bản V2 được trang bị cho lớp khinh hạm Oliver Hazard Perry. Phiên bản V3 có hệ thống tác chiến điện tử chủ động, trong khi V2 chỉ mang hệ thống thụ động. AN/SLQ-32 được nâng cấp qua Chương trình Cải tiến Tác chiến Điện tử Mặt nước (SEWIP). Các nâng cấp SEWIP Block 2 được triển khai vào năm 2014 với lịch sản xuất hàng loạt được đặt vào giữa năm 2015.[25]

Một số tàu Flight IIA được đóng mà không có hệ thống phòng thủ tầm gần Phalanx CIWS vì được dự kiến sẽ được trang bị tên lửa ESSM. Tuy nhiên, Hải quân sau này quyết định sửa đổi toàn bộ các tàu loại IIA với ít nhất một hệ thống Phalanx CIWS đến năm 2013. Năm 2021, dàn vũ khí laser năng lượng cao HELIOS với công suất 60 kW được thử nghiệm trên một tàu Arleigh Burke.

Các tàu USS Pinckney, USS Momsen, USS Chung-Hoon, USS Nitze, USS James E. Williams, và USS Bainbridge có cấu trúc thượng tầng khác biệt so với các tàu cùng lớp cho phép mang hệ thống dò mìn từ xa (RMS). Các ống phóng ngư lôi Mk 32 được đưa vào trong khoang tên lửa từ giữa thân tàu.

Thay thế trong tương lai

[sửa | sửa mã nguồn]

USS Michael Murphy (DDG-112) ban đầu được dự tính là tàu cuối cùng của lớp Arleigh Burke. Tuy nhiên, sau khi kế hoạch sản xuất lớp Zumwalt bị giảm, Hải quân Hoa Kỳ đặt hàng thêm nhiều tàu mới. Hợp đồng được giao cho Northrop Grumman vào tháng 12, 2009, cho tàu DDG-113 và tháng 4, 2010, cho tàu DDG-114.[26] General Dynamics nhận một hợp đồng cho DDG-115 vào tháng 12, 2010.[27] Dự kiến vào các năm tài chính 2012 và 2013, Hải quân Hoa Kỳ sẽ công bố thiết kế Flight III và yêu cầu 24 tàu được đóng từ 2016 đến 2031. Tháng 5 năm 2013, tổng cộng 76 tàu lớp Arleigh Burke đã được lên kế hoạch đóng.[28] Loại tàu Flight III được biết là ở giai đoạn thiết kế vào năm 2013. Tháng 6 năm 2013, Hải quân Hoa Kỳ ký nhiều hợp đồng cho một loạt các tàu khu trục trị giá 6.2 tỷ USD. Đến 42 tàu Flight III có thể sẽ được mua bởi Hải quân với tàu đầu tiên gia nhập biên chế vào năm 2023.

Chiến hạm nổi Tương lai

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 4 năm 2014, Hải quân Hoa Kỳ bắt đầu quá trình thiết kế loại tàu mới để thay thế lớp Arleigh Burke, gọi là "Chiến hạm nổi Tương lai". Lớp tàu mới được dự đoán có thể bắt đầu hoạt động vào những năm đầu 2030 và ban đầu sẽ hoạt động cùng với 22 tàu Arleigh Burke loại Flight III. Hiện tại, chưa có thiết kế vỏ tàu hoặc khung tàu nào đã được công bố, tuy nhiên được biết là lớp tàu mới sẽ tích hợp những công nghệ mới nhất bao gồm laser, hệ thống phát điện mới, tự động hoá, và vũ khí, cảm biến, hệ thống điện tử thế hệ mới. Các tàu này sẽ tận dụng các công nghệ đã được phát triển và sử dụng ở các tàu như khu trục hạm lớp Zumwalt, tàu chiến đấu ven biển (LCS), và tàu sân bay lớp Gerald R. Ford.[29]

Dự án Chiến hạm nổi Tương lai có thể sẽ đặt tầm quan trọng của hệ thống truyền động điện của lớp Zumwalt lên hàng đầu, cho phép tàu phát 58 mW điện. Với nguồn điện mạnh hơn, tàu sẽ có khả năng sử dụng vũ khí năng lượng như laser. Vũ khí laser có khả năng sẽ được trọng dụng hơn trong tương lai so với tên lửa do giá thành thấp, tránh trường hợp tên lửa được phóng có giá thành cao hơn mục tiêu đang được tập kích. Với vũ khí ít tốn kém hơn, tàu cũng mang giá thành thấp hơn. Các yêu cầu ban đầu của Chiến hạm nổi Tương lai là có khả năng sống sót và hoả lực cao hơn, đồng thời tiếp tục nhiệm vụ bảo vệ tàu sân bay. Các con tàu này phải có thiết kế mô-đun hoá, cho phép thay thế, sửa chữa, và nâng cấp vũ khí, cảm biến, hệ thống máy tính và điện tử qua thời gian khi nhiệm vụ và mục tiêu thay đổi và biến hoá. Dự án Chiến hạm nổi Tương lai đã phát triển thành chương trình DDG(X), hay "Tàu khu trục Tên lửa Dẫn đường Thế hệ mới".[30]

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 10 năm 2011, bốn tàu lớp Arleigh Burke khởi hành đến Châu Âu để hỗ trợ hệ thống phòng thủ tên lửa NATO. Các tàu này, đặt cảng tại Trạm Hải quân Rota, Tây Ban Nha, được nêu tên vào tháng 12 năm 2012 là Ross, Donald Cook, Porter, và Carney. Sự có mặt của các tàu tại đây giảm thiểu thời gian tác chiến của các tàu, cho phép sáu tàu khu trục khác được chuyển từ Đại Tây Dương đến Châu Á cho Chiến thuật Đông Á. Nga đã doạ sẽ rời khỏi hiệp ước hạt nhân New START sau khi bốn tàu này được lưu động đến Châu Âu, nói rằng sự hiện diện của các tàu này đe doạ đến khả năng răn đe hạt nhân của mình. Năm 2018, Trưởng ban Tác chiến Hải quân Hoa Kỳ là Đô đốc John Richardson đã chỉ trích chính sách giữ sáu hệ thống phòng thủ tên lửa cơ động "trong một cái hộp nhỏ chỉ để bảo vệ đất liền," khi mà các hệ thống phòng thủ trên bờ có thể làm điều tương tự với giá thành ít tốn kém hơn.

Các tàu thuộc lớp

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Số thân tàu Flight Nhà thầu Đặt lườn Hạ thủy Nhập biên Cảng nhà Tình trạng
Arleigh Burke DDG-51 I Bath Iron Works 6 tháng 12 1988 16 tháng 9 1989 4 tháng 7 1991 Rota, Tây Ban Nha Hoạt động
Barry DDG-52 I Ingalls Shipbuilding 26 tháng 2 1990 8 tháng 6 1991 12 tháng 12 1992 Yokosuka, Nhật Bản Hoạt động
John Paul Jones DDG-53 I Bath Iron Works 8 tháng 8 1990 26 tháng 10 1991 18 tháng 12 1993 Trân Châu Cảng, Hawaii Hoạt động
Curtis Wilbur DDG-54 I Bath Iron Works 12 tháng 3 1991 16 tháng 5 1992 19 tháng 3 1994 Yokosuka, Nhật Bản Hoạt động
Stout DDG-55 I Ingalls Shipbuilding 8 tháng 8 1991 16 tháng 10 1992 13 tháng 8 1994 Norfolk, Virginia Hoạt động
John S. McCain DDG-56 I Bath Iron Works 3 tháng 9 1991 26 tháng 9 1992 2 tháng 7 1994 Everett, Washington Hoạt động
Mitscher DDG-57 I Ingalls Shipbuilding 12 tháng 2 1992 7 tháng 5 1993 10 tháng 12 1994 Norfolk, Virginia Hoạt động
Laboon DDG-58 I Bath Iron Works 23 tháng 3 1992 20 tháng 2 1993 18 tháng 3 1995 Norfolk, Virginia Hoạt động
Russell DDG-59 I Ingalls Shipbuilding 24 tháng 7 1992 20 tháng 10 1993 20 tháng 5 1995 San Diego, California Hoạt động
Paul Hamilton DDG-60 I Bath Iron Works 24 tháng 8 1992 24 tháng 7 1993 27 tháng 5 1995 San Diego, California Hoạt động
Ramage DDG-61 I Ingalls Shipbuilding 4 tháng 1 1993 11 tháng 2 1994 22 tháng 7 1995 Norfolk, Virginia Hoạt động
Fitzgerald DDG-62 I Bath Iron Works 9 tháng 2 1993 29 tháng 1 1994 14 tháng 10 1995 San Diego, California[31] Hoạt động
Stethem DDG-63 I Ingalls Shipbuilding 11 tháng 5 1993 17 tháng 7 1994 21 tháng 10 1995 San Diego, California Hoạt động
Carney DDG-64 I Bath Iron Works 8 tháng 8 1993 23 tháng 7 1994 13 tháng 4 1996 Mayport, Florida Hoạt động
Benfold DDG-65 I Ingalls Shipbuilding 27 tháng 9 1993 9 tháng 11 1994 30 tháng 3 1996 Yokosuka, Nhật Bản Hoạt động
Gonzalez DDG-66 I Bath Iron Works 3 tháng 2 1994 18 tháng 2 1995 12 tháng 10 1996 Norfolk, Virginia Hoạt động
Cole DDG-67 I Ingalls Shipbuilding 28 tháng 2 1994 10 tháng 2 1995 8 tháng 6 1996 Norfolk, Virginia Hoạt động
The Sullivans DDG-68 I Bath Iron Works 27 tháng 7 1994 12 tháng 8 1995 19 tháng 4 1997 Mayport, Florida Hoạt động
Milius DDG-69 I Ingalls Shipbuilding 8 tháng 8 1994 1 tháng 8 1995 23 tháng 11 1996 Yokosuka, Nhật Bản[32] Hoạt động
Hopper DDG-70 I Bath Iron Works 23 tháng 2 1995 6 tháng 1 1996 6 tháng 9 1997 Trân Châu Cảng, Hawaii Hoạt động
Ross DDG-71 I Ingalls Shipbuilding 10 tháng 4 1995 22 tháng 3 1996 28 tháng 6 1997 Rota, Tây Ban Nha Hoạt động
Mahan DDG-72 II Bath Iron Works 17 tháng 8 1995 29 tháng 6 1996 14 tháng 2 1998 Norfolk, Virginia Hoạt động
Decatur DDG-73 II Bath Iron Works 11 tháng 1 1996 10 tháng 11 1996 29 tháng 8 1998 San Diego, California Hoạt động
McFaul DDG-74 II Ingalls Shipbuilding 26 tháng 1 1996 18 tháng 1 1997 25 tháng 4 1998 Norfolk, Virginia Hoạt động
Donald Cook DDG-75 II Bath Iron Works 9 tháng 7 1996 3 tháng 5 1997 4 tháng 12 1998 Mayport, Florida Hoạt động
Higgins DDG-76 II Bath Iron Works 14 tháng 11 1996 4 tháng 10 1997 24 tháng 4 1999 Yokosuka, Nhật Bản Hoạt động
O'Kane DDG-77 II Bath Iron Works 8 tháng 5 1997 28 tháng 3 1998 23 tháng 10 1999 San Diego, California Hoạt động
Porter DDG-78 II Ingalls Shipbuilding 2 tháng 12 1996 12 tháng 11 1997 20 tháng 3 1999 Rota, Tây Ban Nha Hoạt động
Oscar Austin DDG-79 IIA[a] Bath Iron Works 9 tháng 10 1997 7 tháng 11 1998 19 tháng 8 2000 Norfolk, Virginia Hoạt động
Roosevelt DDG-80 IIA[a] Ingalls Shipbuilding 15 tháng 12 1997 10 tháng 1 1999 14 tháng 10 2000 Rota, Tây Ban Nha Hoạt động
Winston S. Churchill DDG-81 IIA[b] Bath Iron Works 7 tháng 5 1998 17 tháng 4 1999 10 tháng 3 2001 Norfolk, Virginia Hoạt động
Lassen DDG-82 IIA[b] Ingalls Shipbuilding 24 tháng 8 1998 16 tháng 10 1999 21 tháng 4 2001 Mayport, Florida Hoạt động
Howard DDG-83 IIA[b] Bath Iron Works 9 tháng 12 1998 20 tháng 11 1999 20 tháng 10 2001 Yokosuka, Nhật Bản Hoạt động
Bulkeley DDG-84 IIA[b] Ingalls Shipbuilding 10 tháng 5 1999 21 tháng 6 2000 8 tháng 12 2001 Norfolk, Virginia Hoạt động
McCampbell DDG-85 IIA[c] Bath Iron Works 15 tháng 7 1999 2 tháng 7 2000 17 tháng 8 2002 Everett, Washington Hoạt động
Shoup DDG-86 IIA[c] Ingalls Shipbuilding 13 tháng 12 1999 22 tháng 11 2000 22 tháng 6 2002 San Diego, California Hoạt động
Mason DDG-87 IIA[c] Bath Iron Works 19 tháng 1 2000 23 tháng 6 2001 12 tháng 4 2003 Norfolk, Virginia Hoạt động
Preble DDG-88 IIA[c] Ingalls Shipbuilding 22 tháng 6 2000 1 tháng 6 2001 9 tháng 11 2002 Trân Châu Cảng, Hawaii Hoạt động
Mustin DDG-89 IIA[c] Ingalls Shipbuilding 15 tháng 1 2001 12 tháng 12 2001 26 tháng 7 2003 San Diego, California Hoạt động
Chafee DDG-90 IIA[c] Bath Iron Works 12 tháng 4 2001 2 tháng 11 2002 18 tháng 10 2003 Trân Châu Cảng, Hawaii Hoạt động
Pinckney DDG-91 IIA[c] Ingalls Shipbuilding 16 tháng 7 2001 26 tháng 6 2002 29 tháng 5 2004 San Diego, California Hoạt động
Momsen DDG-92 IIA[c] Bath Iron Works 16 tháng 11 2001 19 tháng 7 2003 28 tháng 8 2004 Everett, Washington Hoạt động
Chung-Hoon DDG-93 IIA[c] Ingalls Shipbuilding 14 tháng 1 2002 15 tháng 12 2002 18 tháng 9 2004 Trân Châu Cảng, Hawaii Hoạt động
Nitze DDG-94 IIA[c] Bath Iron Works 20 tháng 9 2002 3 tháng 4 2004 5 tháng 3 2005 Norfolk, Virginia Hoạt động
James E. Williams DDG-95 IIA[c] Ingalls Shipbuilding 15 tháng 7 2002 25 tháng 6 2003 11 tháng 12 2004 Norfolk, Virginia Hoạt động
Bainbridge DDG-96 IIA[c] Bath Iron Works 7 tháng 5 2003 13 tháng 11 2004 12 tháng 11 2005 Norfolk, Virginia Hoạt động
Halsey DDG-97 IIA[c] Ingalls Shipbuilding 13 tháng 1 2002 9 tháng 1 2004 30 tháng 7 2005 Trân Châu Cảng, Hawaii Hoạt động
Forrest Sherman DDG-98 IIA[c] Ingalls Shipbuilding 7 tháng 8 2003 2 tháng 10 2004 28 tháng 1 2006 Norfolk, Virginia Hoạt động
Farragut DDG-99 IIA[c] Bath Iron Works 9 tháng 1 2004 23 tháng 7 2005 10 tháng 6 2006 Mayport, Florida Hoạt động
Kidd DDG-100 IIA[c] Ingalls Shipbuilding 29 tháng 4 2004 22 tháng 1 2005 9 tháng 6 2007 Everett, Washington Hoạt động
Gridley DDG-101 IIA[c] Bath Iron Works 30 tháng 7 2004 28 tháng 12 2005 10 tháng 2 2007 Everett, Washington Hoạt động
Sampson DDG-102 IIA[c] Bath Iron Works 20 tháng 3 2005 16 tháng 9 2006 3 tháng 11 2007 Everett, Washington Hoạt động
Truxtun DDG-103 IIA[c] Ingalls Shipbuilding 11 tháng 4 2005 2 tháng 6 2007 25 tháng 4 2009 Norfolk, Virginia Hoạt động
Sterett DDG-104 IIA[c] Bath Iron Works 17 tháng 11 2005 19 tháng 5 2007 9 tháng 8 2008 San Diego, California Hoạt động
Dewey DDG-105 IIA[c] Ingalls Shipbuilding 4 tháng 10 2006 26 tháng 1 2008 6 tháng 3 2010 Yokosuka, Nhật Bản Hoạt động
Stockdale DDG-106 IIA[c] Bath Iron Works 10 tháng 8 2006 10 tháng 5 2008 18 tháng 4 2009 San Diego, California Hoạt động
Gravely DDG-107 IIA[c] Ingalls Shipbuilding 26 tháng 11 2007 30 tháng 3 2009 20 tháng 11 2010 Norfolk, Virginia Hoạt động
Wayne E. Meyer DDG-108 IIA[c] Bath Iron Works 18 tháng 5 2007 18 tháng 10 2008 10 tháng 10 2009 Trân Châu Cảng, Hawaii Hoạt động
Jason Dunham DDG-109 IIA[c] Bath Iron Works 11 tháng 4 2008 1 tháng 8 2009 13 tháng 11 2010 tháng 5port, Florida Hoạt động
William P. Lawrence DDG-110 IIA[c] Ingalls Shipbuilding 16 tháng 9 2008 15 tháng 12 2009 4 tháng 6 2011 Trân Châu Cảng, Hawaii Hoạt động
Spruance DDG-111 IIA[c] Bath Iron Works 14 tháng 5 2009 6 tháng 6 2010 1 tháng 10 2011 San Diego, California Hoạt động
Michael Murphy DDG-112 IIA[c] Bath Iron Works 18 tháng 6 2010 7 tháng 5 2011 6 tháng 10 2012 Trân Châu Cảng, Hawaii Hoạt động
John Finn DDG-113 IIA Restart Ingalls Shipbuilding 5 tháng 11 2013 28 tháng 3 2015[33] 15 tháng 7 2017 San Diego, California Hoạt động
Ralph Johnson DDG-114 IIA Restart Ingalls Shipbuilding 12 tháng 9 2014 12 tháng 12 2015 24 tháng 3 2018[34] Yokosuka, Nhật Bản Hoạt động
Rafael Peralta DDG-115 IIA Restart Bath Iron Works 30 tháng 10 2014 1 tháng 11 2015[35] 29 tháng 7 2017[36] Yokosuka, Nhật Bản Hoạt động
Thomas Hudner DDG-116 IIA Chèn Công nghệ Bath Iron Works 16 tháng 11 2015 23 tháng 4 2017 1 tháng 12 2018[37] Mayport, Florida[38] Hoạt động
Paul Ignatius DDG-117 IIA Chèn Công nghệ Ingalls Shipbuilding 20 tháng 10 2015 12 tháng 11 2016 27 tháng 7 2019 Mayport, Florida[39] Hoạt động
Daniel Inouye DDG-118 IIA Chèn Công nghệ Bath Iron Works 14 tháng 5 2018[40] 27 tháng 10 2019 8 tháng 12 2021 Trân Châu Cảng, Hawaii Hoạt động
Delbert D. Black DDG-119 IIA Chèn Công nghệ Ingalls Shipbuilding 1 tháng 6 2016 8 tháng 9 2017[41] 26 tháng 9 2020 tháng 5port, Florida Hoạt động
Carl M. Levin[42] DDG-120 IIA Chèn Công nghệ Bath Iron Works 1 tháng 2 2019 16 tháng 5 2021 2022 est.[43] Trân Châu Cảng, Hawaii Hạ thủy
Frank E. Petersen Jr.[44] DDG-121 IIA Chèn Công nghệ Ingalls Shipbuilding 21 tháng 2 2017 13 tháng 7 2018 14 tháng 5 2022[45] Trân Châu Cảng, Hawaii Hoạt động
John Basilone[46] DDG-122 IIA Chèn Công nghệ Bath Iron Works 10 tháng 1 2020 2022 est.[47] Đặt lườn
Lenah H. Sutcliffe Higbee[48] DDG-123 IIA Chèn Công nghệ Ingalls Shipbuilding 14 tháng 11 2017 27 tháng 1 2020 2024 est.[47] Hạ thủy[49]
Harvey C. Barnum Jr.[42] DDG-124 IIA Chèn Công nghệ Bath Iron Works 6 tháng 4 2021 2024 est.[47] Đặt lườn
Jack H. Lucas[50] DDG-125 III Ingalls Shipbuilding 8 tháng 11 2019 4 tháng 6 2021[51] 2023 est.[52] Hạ thủy
Louis H. Wilson Jr.[50] DDG-126 III Bath Iron Works 2024 est.[52] Đã giao hợp đồng đóng tàu
Patrick Gallagher[53] DDG-127 IIA Chèn Công nghệ[d] Bath Iron Works 30 tháng 3 2022 2023 est.[52] Đặt lườn
Ted Stevens[54] DDG-128 III Ingalls Shipbuilding 9 tháng 3 2022 Đặt lườn
Jeremiah Denton[55] DDG-129 III Ingalls Shipbuilding Được phép đóng tàu
William Charette[56] DDG-130 III Bath Iron Works Được phép đóng tàu
George M. Neal[57] DDG-131 III Ingalls Shipbuilding Được phép đóng tàu
Quentin Walsh[58] DDG-132 III Bath Iron Works Được phép đóng tàu
Sam Nunn[59] DDG-133 III Ingalls Shipbuilding Được phép đóng tàu
John E. Kilmer[60] DDG-134 III Bath Iron Works Được phép đóng tàu
Thad Cochran DDG-135 III Ingalls Shipbuilding Được phép đóng tàu
Richard G. Lugar DDG-136 III Bath Iron Works Được phép đóng tàu
John F. Lehman[61] DDG-137 III Ingalls Shipbuilding Được phép đóng tàu
Chưa có tên DDG-138 III Bath Iron Works Được phép đóng tàu
Telesforo Trinidad[62] DDG-139 III Ingalls Shipbuilding Được phép đóng tàu
  1. ^ a b Loại Flight IIA với hải pháo 5"/54-caliber
  2. ^ a b c d Loại Flight IIA với hải pháo 5"/62-caliber
  3. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z aa ab Loại Flight IIA với hải pháo 5"/62-caliber và một pháo 20 mm CIWS
  4. ^ Hợp đồng cho DDG-127 được thông báo trễ hơn. Mặc dù có hai tàu đi trước, các tàu DDG-125 & DDG-126 là các tàu loại Flight III, DDG-127 thuộc loại Flight IIA, thiết kế chèn thêm công nghệ mới. Series tàu Flight III tiếp tục với DDG-128.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Navy DDG-51 and DDG-1000 Destroyer Programs: Background and Issues for Congress”. Congressional Research Service Reports for the People (Open CRS). 26 tháng 2 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2010.
  2. ^ “LM2500 Gas Turbine Engine”. FAS Military Analysis Network. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2016.
  3. ^ a b “US Navy Ship – Destroyer”. United States Navy. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2014.
  4. ^ Pike, John. “DDG-51 Arleigh Burke – Flight IIA”. globalsecurity.org. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2015.
  5. ^ Missile Defense Agency Fact sheet (03/2007) “Aegis Ballistic Missile Defense” (PDF). Missile Defense Agency. 18 tháng 8 năm 2009. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2010.
  6. ^ a b c d e “DDG-51 ARLEIGH BURKE-class - Navy Ships”. man.fas.org. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2022.
  7. ^ “After 2-plus decades, Navy destroyer breaks record”.
  8. ^ Petty, Dan. “United States Navy Fact File: Destroyers – DDG”. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2015.
  9. ^ “Northrop Grumman-Built William P. Lawrence Christened; Legacy of Former POW Honored”. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2010.
  10. ^ “Destroyers (DDG 51)”. www.navy.mil (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2022.
  11. ^ Ap (11 tháng 8 năm 1987). “NAVY REVERTING TO STEEL IN SHIPBUILDING AFTER CRACKS IN ALUMINUM”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2022.
  12. ^ “sci.military.naval FAQ, Part F - Surface Combatants”. www.hazegray.org. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2022.
  13. ^ a b “The Arleigh Burke: Linchpin of the Navy”. man.fas.org. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2022.
  14. ^ “Countermeasure washdown system test”. DVIDS (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2022.
  15. ^ “The Arleigh Burke class destroyer USS Benfold (DDG 65) fires its 5 inch gun”. dod.defense.gov. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2022.
  16. ^ “Entire Navy Tomahawk Missile Arsenal Will Upgrade To Block V”. USNI News (bằng tiếng Anh). 22 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2022.
  17. ^ “Navy Sinks Former Frigate USS Reuben James in Test of New Supersonic Anti-Surface Missile”. USNI News (bằng tiếng Anh). 7 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2022.
  18. ^ Helou, Agnes (4 tháng 8 năm 2015). “SM-6 Can Now Kill Both Cruise AND Ballistic Missiles”. Breaking Defense (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2022.
  19. ^ “Navy Aegis Ballistic Missile Defense (BMD) Program: Background and Issues for Congress - Open CRS”. web.archive.org. 11 tháng 8 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  20. ^ “Federation of American Scientists”. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2015.
  21. ^ Eckstein, Megan (6 tháng 4 năm 2022). “Textron drone deploys on US Navy destroyer as contractor-operated ISR node”. Defense News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2022.
  22. ^ LaFay, Laura (5 tháng 7 năm 1991). “USS Arleigh Burke Commissioned on 4th”. The Washington Post. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2022.
  23. ^ Orr, Steve; Hansen, Todd E. (tháng 10 năm 1991). “Knot like the rest: USS Arleigh Burke joins the fleet”. All Hands. 895: 30–34.
  24. ^ “DDG-51 Arleigh Burke - Flight II”. www.globalsecurity.org. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2022.
  25. ^ a b “CNO's Position Report: 2014” (PDF). US Navy. 4 tháng 11 năm 2014. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 22 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2014.
  26. ^ Wilkinson, Kaija (24 tháng 4 năm 2010). “Northrop Grumman awarded $114M contract; Navy orders 30th DDG 51 ship”. gulflive (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2022.
  27. ^ “General Dynamics wins over $900 mln 9 Navy deals”. Reuters (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2022.
  28. ^ “Defense.gov News Release: Department of Defense Announces Selected Acquisition Report”. web.archive.org. 20 tháng 8 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  29. ^ “Navy Makes Plans for New Destroyer for 2030s”. Military.com. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2014.
  30. ^ Eckstein, Megan (4 tháng 6 năm 2021). “US Navy creates DDG(X) program office after years of delays for large combatant replacement”. Defense News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2022.
  31. ^ “USS Fitzgerald Leaves Ingalls Shipbuilding for New Homeport in San Diego, 3 Years After Fatal Collision”. USNI News (bằng tiếng Anh). 13 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2020.
  32. ^ Affairs, By Garrett Zopfi, U.S. Fleet Activities Yokosuka Public. “USS Milius joins Forward Deployed Naval Forces in Japan”. public.navy.mil. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2018.
  33. ^ “Future USS John Finn (DDG 113) Launched”. US Naval Sea Systems Command (NAVSEA). 30 tháng 3 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015.
  34. ^ “Future USS Ralph Johnson to be Commissioned in Charleston” (Thông cáo báo chí). U.S. Navy. 23 tháng 10 năm 2017. NNS171023-23. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2017.
  35. ^ Allvord, Chase, LTJG (9 tháng 11 năm 2015). “Rafael Peralta Achieves Three Key Milestones in One Weekend”. US Navy. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2017.
  36. ^ Garske, Monica; Tatro, Samantha (29 tháng 7 năm 2017). “USS Rafael Peralta Commissioned in San Diego”. KNSD. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2017.
  37. ^ “USS Thomas Hudner brought to life in Boston” (Thông cáo báo chí). United States Navy. 3 tháng 12 năm 2018. NNS181203-14. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2019.
  38. ^ “Naval Vessel Register – THOMAS HUDNER (DDG 116)”. nvr.navy.mil. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2018.
  39. ^ “Naval Vessel Register – PAUL IGNATIUS (DDG 117)”. nvr.navy.mil. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2018.
  40. ^ “Keel Laid for Future USS Daniel Inouye” (Thông cáo báo chí). United States Navy. 15 tháng 5 năm 2018. NNS180515-04. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2018.
  41. ^ “U.S. Navy Launches the Future USS Delbert D. Black”. U.S. Navy. 11 tháng 9 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2017.
  42. ^ a b “Navy Awards General Dynamics Bath Iron Works $644 Million for Construction of DDG 51 Class Destroyer”. General Dynamics. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2016.
  43. ^ “USS CARL M. LEVIN (DDG 120): Seeking High Caliber Sailors for New Construction”. United States Navy. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2020.
  44. ^ Huntington Ingalls Industries. “Ingalls Shipbuilding Awarded $618 Million Contract to Build DDG 123”. Huntington Ingalls Newsroom. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2016.
  45. ^ “USS Frank E. Petersen Jr. Commissions”.
  46. ^ “US Navy to name next destroyer after Medal of Honor recipient John Basilone”. Naval Today. 15 tháng 8 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2016.
  47. ^ a b c “Upcoming US Navy Ship Commissionings”. navycommissionings.org (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2018.
  48. ^ Otto Kreisher (14 tháng 6 năm 2016). “Mabus Names Arleigh Burke Destroyer After Higbee, First Woman Awarded Navy Cross”. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2016.
  49. ^ “Photo Release-Huntington Ingalls Industries Authenticates Keel of Guided Missile Destroyer Lenah H. Sutcliffe Higbee (DDG 123)”. Huntington Ingalls Industries. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2017.
  50. ^ a b “Notice to Congress on 8 Proposed Navy Ship Names”. USNI News. 3 tháng 8 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2016.
  51. ^ White, Ryan. “U.S. Navy Launches First Flight III Guided Missile Destroyer, the future Jack H. Lucas - Naval Post” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2021.
  52. ^ a b c Larter, David (19 tháng 6 năm 2018). “One of the last Flight II Burke destroyers is now under construction”. Defense News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2019.
  53. ^ “SECNAV Names Newest Destroyer in Honor of U.S. Marine” (Thông cáo báo chí). United States Navy. 12 tháng 3 năm 2018. NNS180312-11. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2018.
  54. ^ “SECNAV Names New Destroyer in Honor of US Senator from Alaska” (Thông cáo báo chí). United States Navy. 4 tháng 1 năm 2019. NNS190104-05. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2019.
  55. ^ “SECNAV Names Future Destroyer in honor of Navy Veteran, Vietnam War POW” (Thông cáo báo chí). United States Navy. 4 tháng 1 năm 2019. NNS190104-04. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2019.
  56. ^ “SECNAV Names Future Destroyer in Honor of US Navy Medal of Honor Recipient” (Thông cáo báo chí). United States Navy. 18 tháng 3 năm 2019. NNS190318-03. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2019.
  57. ^ “SECNAV Names Destroyer in Honor of US Navy, Korean War Veteran” (Thông cáo báo chí). United States Navy. 26 tháng 3 năm 2019. NNS190326-09. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2019.
  58. ^ “SECNAV Names Future Destroyer in Honor of US Coast Guard, World War II Navy Cross Recipient” (Thông cáo báo chí). United States Navy. 6 tháng 6 năm 2019. NNS190606-12. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2019.
  59. ^ “SECNAV Names New Destroyer in Honor of US Senator from Georgia” (Thông cáo báo chí). United States Navy. 6 tháng 5 năm 2019. NNS190506-01. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2019.
  60. ^ “SECNAV Names Future Destroyer in Honor of US Navy Medal of Honor Recipient” (Thông cáo báo chí). United States Navy. 16 tháng 10 năm 2019. NNS191016-06. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2019.
  61. ^ “SECNAV Names Attack Boat After WWII USS Barb, DDG for Former SECNAV Lehman”. 13 tháng 10 năm 2020.
  62. ^ “SECNAV Names Future Arleigh Burke-class Destroyer Telesforo Trinidad”. 19 tháng 5 năm 2022.