Bạc(I) nitrat
Bạc(I) nitrat | |
---|---|
Tên khác | Nitric acid, silver(1+) salt Bạc nitrat Bạc mononitrat Bạc(I) nitrat(V) Bạc nitrat(V) Bạc mononitrat(V) Agentum(I) nitrat Agentum(I) nitrat(V) Agentum nitrat Agentum nitrat(V) Agentum mononitrat Agentum mononitrat(V) |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
ChEBI | |
ChEMBL | |
Mã ATC | D08 |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
UNII | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | AgNO3 |
Khối lượng mol | 169,8722 g/mol |
Bề ngoài | chất rắn màu trắng |
Mùi | không mùi |
Khối lượng riêng | 4,35 g/cm³ |
Điểm nóng chảy | 212 °C (485 K; 414 °F) |
Điểm sôi | 444 °C (717 K; 831 °F) |
Độ hòa tan trong nước | 1220 g/L (0 ℃) 2160 g/L (20 ℃) 4400 g/L (60 ℃) 7330 g/L (100 ℃), xem thêm bảng độ tan |
Độ hòa tan | hòa tan trong aceton, amonia, ete, glyxerol |
Chiết suất (nD) | 1,744 |
Các nguy hiểm | |
Phân loại của EU | C N |
Nguy hiểm chính | Phản ứng với etanol gây nổ, ăn mòn |
NFPA 704 |
|
Chỉ dẫn R | R8, R34, R50/53 |
Chỉ dẫn S | (S1/2), S26, S45, S60, S61 |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Bạc(I) nitrat (tên thường gọi là bạc nitrat) là một muối của acid nitric, tan tốt trong nước, trong suốt có công thức hóa học AgNO3.[1]
Điều chế
[sửa | sửa mã nguồn]Bạc nitrat được điều chế như sau, tùy theo nồng độ axit nitric mà sản phẩm phụ là khác nhau:
Quá trình này phải thực hiện trong điều kiện có tủ hút khí độc do chất độc nitơ oxit sinh ra trong phản ứng.[2]
Ứng dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Bạc nitrat được dùng làm chất khởi đầu trong việc tổng hợp các hợp chất bạc khác như khử trùng, và tạo màu vàng cho thủy tinh của kính màu. Ngoài ra, bạc nitrat còn dùng để phân biệt các ion nhóm halogen với nhau (trừ AgF).
Hợp chất khác
[sửa | sửa mã nguồn]AgNO3 còn tạo một số hợp chất với NH3, như AgNO3·2NH3 là tinh thể hình chữ nhật không màu, d = 2,57 g/cm³[3] hay AgNO3·3NH3 là chất rắn màu trắng.[4]
AgNO3 còn tạo một số hợp chất với CO(NH2)2, như AgNO3·CO(NH2)2 là tinh thể không màu.[5]
AgNO3 còn tạo một số hợp chất với CS(NH2)2, như AgNO3·CS(NH2)2, AgNO3·2CS(NH2)2, AgNO3·3CS(NH2)2 đều là chất kết tủa màu trắng. Tinh thể của phức 1 phân tử thiourê nóng chảy ở 141 °C (286 °F; 414 K).[6] Phức 2AgNO3·3CS(NH2)2·2,5H2O cũng được biết đến, dưới dạng bột màu trắng, phân hủy ở 152,5–153,5 °C (306,5–308,3 °F; 425,6–426,6 K).[7]
AgNO3 còn tạo một số hợp chất với CSN3H5, như 2AgNO3·3CSN3H5 là bột màu trắng, phân hủy ở 166–167 °C (331–333 °F; 439–440 K).[7]
AgNO3 còn tạo một số hợp chất với CSe(NH2)2, như AgNO3·CSe(NH2)2, AgNO3·2CSe(NH2)2, AgNO3·3CSe(NH2)2 đều là tinh thể không màu. Chúng lần lượt bị phân hủy ở 80 °C (176 °F; 353 K), 110 °C (230 °F; 383 K) và 150 °C (302 °F; 423 K).[8]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Definition of Lunar Caustic”. dictionary.die.net. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2013.
- ^ “Making silver nitrate”. Youtube.
- ^ Toshio Yamaguchi, Oliver Lindqvist, Ingvor Svantesson, Reijo Mäkelä, Ulla Kekäläinen – The Crystal Structure of Diammine Silver Nitrate, Ag(NH3)2NO3, at 223 K. Acta Chemica Scandinavica (37a): 685–689 (tháng 1 năm 1983). doi:10.3891/acta.chem.scand.37a-0685.
- ^ The Medical Student's Manual of Chemistry (Rudolph August Witthaus; W. Wood, 1893 - 543 trang), trang 193. Truy cập 4 tháng 4 năm 2021.
- ^ Banti, C. N.; Kapetana, M.; Papachristodoulou, C.; Raptopoulou, C. P.; Psycharis, V.; Zoumpoulakis, P.; Mavromoustakos, T.; Hadjikakou, S. K. (12 tháng 10 năm 2021). “Hydrogels containing water soluble conjugates of silver(I) ions with amino acids, metabolites or natural products for non infectious contact lenses”. Dalton Transactions (bằng tiếng Anh). 50 (39): 13712–13727. doi:10.1039/D1DT02158C. ISSN 1477-9234.
- ^ Journal of the Chemical Society, Tập 61 (Chemical Society (Great Britain); The Society., 1892), trang 250–251. Truy cập 12 tháng 4 năm 2021.
- ^ a b W. I. Stephen, A. Townshend – The reaction of silver(I) ions with organic compounds containing the HN–C=S grouping. Part II. Some thiourea derivatives. J. Chem. Soc. A, 1966, 166–168. doi:10.1039/J19660000166 (liên kết Google Sách).
- ^ Siberian Chemistry Journal (Consultants Bureau, 1970), trang 504. Truy cập 12 tháng 4 năm 2021.