Bất đẳng thức Cauchy–Schwarz
Trong đại số và giải tích, bất đẳng thức Cauchy-Schwarz (cũng gọi là bất đẳng thức Cauchy-Bunyakovsky-Schwarz)[1][2][3][4] phát biểu rằng trị tuyệt đối của tích vô hướng của hai vector luôn nhỏ hơn hoặc bằng tích độ dài của hai vector đó. Bất đẳng thức này được coi là một trong những bất đẳng thức quan trọng và xuất hiện thường xuyên trong toán học.[5]
Tích vô hướng của véc-tơ có thể được biểu diễn thông qua tổng hữu hạn, chuỗi hay tích phân trong không gian Hilbert nên bất đẳng thức này có thể được biểu diễn thông qua nhiều dạng khác nhau. Bất đẳng thức của dạng tổng được công bố với Augustin-Louis Cauchy vào năm 1821, phiên bản tích phân là của Viktor Yakovlevich Bunyakovsky và Hermann Schwarz lần lượt vào năm 1859 và 1888,[2] Schwarz đưa ra chứng minh hiện đại hơn cho phiên bản tích phân này.[5]
Phát biểu
[sửa | sửa mã nguồn]Trong phát biểu này, ta định nghĩa là một tích vô hướng bất kì trong không gian tích trong, với ví dụ điển hình là tích vô hướng chính tắc trong không gian Euclid.
Bất đẳng thức Cauchy-Schwarz phát biểu rằng với hai véc-tơ và trong không gian tích trong, ta luôn có
-
(1)
Lấy căn bậc hai ở hai vế ta thu được dạng quen thuộc hơn của bất đẳng thức Cauchy-Schwarz là[6][7]
-
(2)
Dấu bằng của bất đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi và là phụ thuộc tuyến tính.[8][9][10]
Một số phát biểu nổi tiếng và đặc biệt của bất đẳng thức này có thể kể đến như dưới đây
Bổ đề Sedrakyan
[sửa | sửa mã nguồn]Bất đẳng thức Sedrakyan, hay bất đẳng thức Engel, bổ đề Titu phát biểu rằng với bộ số thực và bộ số dương , ta có
Bất đẳng thức này được suy ra trực tiếp bằng việc sử dụng tích vô hướng chính tắc và sử dụng hai dãy phụ là và .
Không gian Euclid n-chiều
[sửa | sửa mã nguồn]Trong không gian Euclid với tích vô hướng chính tắc , khi này bất đẳng thức C-S trở thành
Trong mặt phẳng , ta có hai dạng dễ gặp hơn là
và
Không gian phức n-chiều
[sửa | sửa mã nguồn]Nếu , ta khi này định nghĩa tích vô hướng giữa hai véc-tơ là , bất đẳng thức C-S khi đó được phát biểu là
hay viết dưới dạng tường minh là
Chứng minh
[sửa | sửa mã nguồn]Bất đẳng thức này rõ ràng đúng với y = 0, vì thế ta có thể giả sử <x, y> khác 0. Giả sử là một số phức bất kỳ. Khi đó, chúng ta có bất đẳng thức chắc chắn đúng như sau:
Chọn
chúng ta được
mà bất đẳng thức trên đúng khi và chỉ khi
hay tương đương:
- (điều phải chứng minh)
Một vài ứng dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Bất đẳng thức tam giác cho tích trong thường được xem là một hệ quả của bất đẳng thức Cauchy – Schwarz như sau: cho các vector x và y,
Lấy căn bậc hai hai vế ta được bất đẳng thức tam giác.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ O'Connor, J.J.; Robertson, E.F. “Hermann Amandus Schwarz”. University of St Andrews, Scotland.
- ^ a b Bityutskov, V. I. (2001), “Bunyakovskii inequality”, trong Hazewinkel, Michiel (biên tập), Bách khoa toàn thư Toán học, Springer, ISBN 978-1-55608-010-4
- ^ Ćurgus, Branko. “Cauchy-Bunyakovsky-Schwarz inequality”. Department of Mathematics. Western Washington University.
- ^ Joyce, David E. “Cauchy's inequality” (PDF). Department of Mathematics and Computer Science. Clark University. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2022.
- ^ a b Steele, J. Michael (2004). The Cauchy–Schwarz Master Class: an Introduction to the Art of Mathematical Inequalities. The Mathematical Association of America. tr. 1. ISBN 978-0521546775.
...there is no doubt that this is one of the most widely used and most important inequalities in all of mathematics.
- ^ Strang, Gilbert (19 tháng 7 năm 2005). “3.2”. Linear Algebra and its Applications (ấn bản thứ 4). Stamford, CT: Cengage Learning. tr. 154–155. ISBN 978-0030105678.
- ^ Hunter, John K.; Nachtergaele, Bruno (2001). Applied Analysis. World Scientific. ISBN 981-02-4191-7.
- ^ Bachmann, George; Narici, Lawrence; Beckenstein, Edward (6 tháng 12 năm 2012). Fourier and Wavelet Analysis. Springer Science & Business Media. tr. 14. ISBN 9781461205050.
- ^ Hassani, Sadri (1999). Mathematical Physics: A Modern Introduction to Its Foundations. Springer. tr. 29. ISBN 0-387-98579-4.
Equality holds iff <c|c>=0 or |c>=0. From the definition of |c>, we conclude that |a> and |b> must be proportional.
- ^ Axler, Sheldon (2015). Linear Algebra Done Right, 3rd Ed. Springer International Publishing. tr. 172. ISBN 978-3-319-11079-0.
This inequality is an equality if and only if one of u, v is a scalar multiple of the other.