Bước tới nội dung

Catalina Micaela của Tây Ban Nha

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Catalina Micaela của Tây Ban Nha
Chân dung vẽ bởi Sofonisba Anguissola
Công tước phu nhân xứ Savoia
Tại vị18 tháng 3 năm 15856 tháng 11 năm 1597
Tiền nhiệmMarguerite của Pháp và Bretagne
Kế nhiệmChristine Marie của Pháp
Thông tin chung
Sinh(1567-10-10)10 tháng 10 năm 1567
Madrid, Tây Ban Nha
Mất6 tháng 11 năm 1597(1597-11-06) (30 tuổi)
Torino, Savoia, Ý
Phối ngẫuCarlo Emanuele I của Savoia Vua hoặc hoàng đế cưới 1585
Hậu duệFilippo Emanuele, Thân vương xứ Piemonte

Vittorio Amedeo I của Savoia
Emanuele Filiberto, Phó vương Sicilia
Margherita, Công tước phu nhân xứ Mantova
Isabella, Công tước phu nhân xứ Modena
Maurizio, Hồng y
Maria Apollonia, Nữ tu
Francesca Caterina, Nữ tu
Tommaso Francesco, Thân vương xứ Carignano

Giovanna của Savoia
Tên đầy đủ
Catalina Micaela de Habsburgo
Vương tộcNhà Habsburgo
Thân phụFelipe II của Tây Ban Nha Vua hoặc hoàng đế
Thân mẫuÉlisabeth của Pháp
Tôn giáoCông giáo La Mã

Catalina Micaela của Tây Ban Nha, hay Catalina Micaela của Áo (tiếng Tây Ban Nha: Catalina Micaela de Austria; tiếng Đức: Katharina Michaela von Spanien; 10 tháng 10 năm 1567 - 6 tháng 11 năm 1597) là một Vương nữ Tây Ban Nha và là Công tước phu nhân xứ Savoia sau khi kết hôn với Công tước Carlo Emanuele I xứ Savoia. Bà đã nhiều lần cai trị Công quốc với tư cách nhiếp chính khi chồng vắng mặt, đặc biệt là trong chiến dịch năm 1594. [1]

Thiếu thời

[sửa | sửa mã nguồn]

Cataalina Micaela là con gái thứ hai của Felipe II của Đế chế Tây Ban Nha rộng lớn, và Élisabeth của Pháp[2]. Cô được đặt tên là Catalina Micaela để vinh danh bà ngoại của mình là Caterina de' MediciTổng lãnh thiên thần Micae.

Catalina được nhận xét là xinh đẹp, thông minh và nhận thức rõ về địa vị xã hội cao của mình. Mặc dù Felipe không tham dự lễ rửa tội của con gái và không vui mừng khi sinh con gái như khi ông với chị gái của cô, Isabel Clara Eugenia, nhưng cô có một mối quan hệ tốt với ông và hai cha con thường trao đổi thư từ trong suốt cuộc đời của cô.

Catalina cũng có một mối quan hệ thân thiết với chị gái Isabel. Hai chị em lớn lên cùng nhau dưới sự chăm sóc của Margarita de Cardona, thị tùng của Anna của Áo, vợ kế của Felipe II và một số thị tùng của Élisabeth, mẹ ruột của hai chị em như Claude de Vineulx. Bà ngoại của cô, Caterina de' Medici, thường xuyên được báo cáo về Catalina và Isabel, và bà giữ ảnh chân dung của hai chị em trong sách kinh nguyện hằng ngày của mình.

Cataalina và chị gái Isabel trong bức chân dung năm 1570 của Sofonisba Anguissola

Công tước phu nhân xứ Savoia

[sửa | sửa mã nguồn]

Công tước Carlo Emanuele I của Savoia gợi ý rằng mình nên kết hôn với Catalina Micaela để giành được sự ủng hộ của Tây Ban Nha đối với kế hoạch mở rộng xứ Savoia trên bờ biển của nước Pháp lúc bấy giờ đã suy yếu. Đám cưới diễn ra ở Zaragoza vào ngày 11 tháng 3 năm 1585 và cặp đôi đã đến Torino ở Savoia vào ngày 10 tháng 8 năm 1585.

Catherine Michaela ban đầu không được yêu thích vì tính kiêu ngạo của mình và nỗ lực giới thiệu sự hào hoa, lễ nghi và cách ăn mặc của người Tây Ban Nha với triều đình ở Turin. Tuy nhiên, cô sớm nhận được sự kính trọng vì khả năng chính trị và ngoại giao của mình để bảo vệ quyền tự trị của Savoia trước Tây Ban Nha. Cô đã từ chối đề nghị thiết lập đồn trú của quân Tây Ban Nha ở Torino từ Milano để cung cấp lực lượng bảo vệ cô.

Catalina được cho rằng có ảnh hưởng lớn đến Carlo Emanuele. Bà cũng giữ chức nhiếp chính nhiều lần trong thời gian công tước vắng mặt trong các chiến dịch quân sự, chẳng hạn như trong chiến dịch Lyon năm 1594. Catalina Micaela cũng mang lại lợi ích cho đời sống văn hóa ở Savoia với việc thành lập nhiều tòa nhà mới bao gồm một phòng trưng bày nghệ thuật. Dưới ảnh hưởng của mình, các con trai của Catalina Micaela đã được giáo dục ở Tây Ban Nha.

Chân dung của Catalina khi đã trở thành Công tước phu nhân xứ Savoia

Catalina Micaela qua đời vào năm 1597; trước đó đầu năm bà đã bị. Cha bà, Felipe II của Tây Ban Nha, qua đời vào năm sau.

Năm 1585, Catalina Micaela kết hôn với Công tước Carlo Emanuele I của Savoia. [3] Cuộc hôn nhân của hai người sinh ra mười người con:

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Dizionario Biografico degli Italiani – Volume 22 (1979)
  2. ^ Pitts 2009, tr. 311.
  3. ^ Bercé 1996, tr. 8.
  4. ^ a b Rapelli 2011, tr. 265.
  • Bercé, Yves-Marie (1996). The Birth of Absolutism: A History of France, 1598-1661. MacMillan Press Ltd.
  • Pitts, Vincent Joseph (2009). Henri IV of France: His Reign and Age. Johns Hopkins University Press.
  • Rapelli, Paola (2011). Symbols of Power in Art. Getty Publications.
Catalina Micaela của Tây Ban Nha
Sinh: 10 tháng 10, năm 1567 Mất: 6 tháng 11, năm 1597
Vương thất Ý
Tiền nhiệm
Marguerite của Pháp và Bretagne
Công tước phu nhân xứ Savoia
18 tháng 3 năm 1585 – 6 tháng 11 năm 1597
Kế nhiệm
Christine Marie của Pháp