Bước tới nội dung

Costa Concordia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cảnh báo: Tên hiển thị “Costa Concordia” ghi đè tên hiển thị “<i>Costa Concordia</i>” bên trên.
Costa Concordia
Lịch sử
Tên gọi Costa Concordia
Chủ sở hữu Carnival Corporation & plc
Bên khai thác Costa Cruises
Cảng đăng ký Ý Genoa, Italia
Đặt hàng 19 tháng 1 năm 2004
Xưởng đóng tàu Fincantieri Sestri Ponente, Italia
Kinh phí
  • 450 triệu euro
  • 372 triệu euro[1]
  • 570 triệu USD[1]
Số hiệu xưởng đóng tàu 6122
Hạ thủy 2 tháng 9 năm 2005 (2005-09-02)
Lễ đặt tên ngày 7 tháng 7 năm 2006[2]
Trưng dụng 29 tháng 6 năm 2006
Hoạt động tháng 7 năm 2006
Ngừng hoạt động 13 tháng 1 năm 2012
Số tàu list error: mixed text and list (help)
Call sign: IBHD
Tình trạng Một phần mắc cạn ngoài khơi Isola del Giglio, Italia
Ghi chú [3][4]
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Tàu du lịch lớp Concordia
Dung tải 114,500 GT
Chiều dài 290,20 m (952 ft 1 in)
Sườn ngang 35,50 m (116 ft 6 in)
Mớn nước 8,50 m (27 ft 11 in)
Công suất lắp đặt 6 × Wärtsilä động cơ diesel, 75.600 kilôwatt (101.400 hp)
Tốc độ
  • service: 21,5 hải lý trên giờ (39,8 km/h; 24,7 mph)
  • tối đa: 23 hải lý trên giờ (43 km/h; 26 mph)
Sức chứa 3.700 hành khách
Thủy thủ đoàn 1.100
Ghi chú [4][5]

Costa Concordia là một tàu du lịch lớp Concordia thuộc sở hữu và điều hành bởi Costa Cruises. Chiếc tàu này được đóng tại xưởng đóng tàu Sestri Ponente của Fincantieri ở Ý. Tên gọi Concordia là nhằm mục đích bày tỏ mong muốn tiếp tục sự hòa hợp, đoàn kết và hòa bình giữa các quốc gia châu Âu. Chiếc tàu này dài 290m, có 4 hồ bơi, 5 nhà hàng và 13 quán bar. Đây là con tàu đầu tiên trong lớp Concordia, với các con tàu chị em Costa Serena, Costa Pacifica, Costa Favolosa, Costa FascinosaCarnival Splendor được đóng cho Carnival Cruise Lines. Costa Concordia vào dịch vụ trong tháng 7 năm 2006 và là con tàu lớn nhất được xây dựng tại Ý, 114.500 tấn.

Con tàu đã thu hút sự chú ý của quốc tế trong tháng 1 năm 2012 khi bị mắc cạn ngoài khơi Isola del Giglio, Italy, tàu đã va phải một bãi đá ngầm,kết quả bị nước tràn vào khoang số 3 và 4,kết quả sơ tán hơn 4.000 người trên tàu. May là ở gần bờ nên chỉ bị mắc cạn. 25 hành khách chết. Nạn nhân nhỏ tuổi nhất trong tai nạn, bé gái 5 tuổi Dayana Arlotti. 42 người khác bị thương, và 7 người vẫn còn mất tích, gồm nhiều quốc tịch, trong đó có 4 thủy thủ của tàu[6][7]. Tàu Costa Concordia rời cảng Civitavecchia lúc 07g tối, 13 tháng 01 năm 2012 giờ địa phương (tức 1h sáng 14 tháng 1 giờ Việt Nam) tới cảng Savona để bắt đầu chuyến du ngoạn kéo dài 7 ngày trên Địa Trung Hải. Tuy nhiên đến 9g15phút, con tàu mắc cạn ở ngoài khơi bờ biển Tuscan. Lúc gặp sự cố, trên tàu có 3.206 hành khách, trong đó có nhiều trẻ em và phụ nữ mang thai, cùng 1.023 thành viên thủy thủ đoàn[8]. Có 3.206 hành khách trên tàu đến từ nhiều nước: Pháp (160 người), Đức (500 người), Ý (1.000 người). Các hành khách được sơ tán hiện đang được bố trí ở tạm tại các khách sạn, trường học và một nhà thờ ở Giglio, một hòn đảo du lịch nằm cách bờ biển phía tây Ý khoảng 25 km.

Tàu đã rời Civitavecchia và theo lịch trình thì sẽ du lịch 7 ngày đến Savona và sau đó tham quan Marseille, Barcelona, Palma, Tunis, và Palermo.[9]

Tai nạn do bê bối của thuyền trưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Thuyền trưởng Francesco Schettino đã cho tàu vào quá gần bờ. Theo lộ trình, tàu Costa chỉ rẽ góc 15 độ, do tính toán sai, tàu đã rẽ góc hơn 45 độ. Điều đó đã làm cho tàu vào quá gần bờ. Tàu đã va vào Đá ngầm và tạo nên thảm họa hơn 30 người. Khi tàu gặp nạn, thuyền trưởng đã trốn lên tàu cứu hộ và vào bờ và bỏ mặc tất cả phi hành đoàn và hành khách cầu xin ông ở lại tàu để chỉ huy cuộc cứu hộ. Và ông ta đã bị ông De Falco tra hỏi. Sau cùng, đoạn hội thoại giữa 2 ông được công khai lên Mạng xã hội.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Italy cruise ship Costa Concordia aground near Giglio”. BBC. ngày 14 tháng 1 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2012.
  2. ^ “Eva Herzigova to be the Godmother of the Costa Concordia. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2012.
  3. ^ “Costa Crociere Orders A New Ship From Fincantieri With An Investment Of Around 450 Million Euros” (Thông cáo báo chí). Fincantieri. ngày 19 tháng 1 năm 2004. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2011.
  4. ^ a b “Company Profile”. Costa Cruises. 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2011.
  5. ^ “Advanced Masterdata for the Vessel Carnival Concordia. VesselTracker. 2011. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2011.
  6. ^ Nikkhah, Roya (ngày 14 tháng 1 năm 2012). “Cruise disaster: captain arrested as three confirmed dead and 69 passengers still missing”. The Daily Telegraph. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2012.
  7. ^ "40 passengers still unaccounted for"[liên kết hỏng] (ngày 14 tháng 1 năm 2012) FOCUS News Agency
  8. ^ Nicole Winfield & Frances D'Emilio (ngày 14 tháng 1 năm 2012). “Coast guard: cruise ship runs aground off Italy, 3 bodies found; helicopters rescue others”. Associated Press. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2012. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  9. ^ “Italians launch rescue bid after cruise liner runs aground”. The Guardian. UK. Associated Press. ngày 13 tháng 1 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2012.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]