Tân Khí Tật
Tân Khí Tật | |
---|---|
Danh hiệu | |
Tên tự | Thản Phu, Ấu An |
Tên hiệu | Giá Hiên cư sĩ |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | String Module Error: String subset indices out of order tháng String Module Error: String subset indices out of order, 1140 |
Nơi sinh | Lịch Thành |
Quê hương | huyện Lịch Thành |
Mất | |
Thụy hiệu | Trung Mẫn |
Ngày mất | 1207 |
An nghỉ | Tomb of Xin Qiji |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | nhà Tống |
Nghề nghiệp | nhà thơ, người viết từ, tướng lĩnh quân đội |
Lĩnh vực | thơ |
Tân Khí Tật (chữ Hán: 辛棄疾, 1140-1207), nguyên tự Thản Phu (坦夫), sau đổi là Ấu An (幼安), hiệu Giá Hiên cư sĩ (稼軒), là quan thời Nam Tống, và là nhà làm từ nổi tiếng trong lịch sử văn học Trung Quốc.
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Tân Khí Tật là người Tế Nam, tỉnh Sơn Đông. Ông sinh trưởng trong vùng bị quân Kim chiếm đóng; còn khi ấy, triều đình nhà Tống đã phải rời khỏi Trung Nguyên dời xuống miền Nam, và đang bị phái "cầu hòa" khống chế.
Ông nội Tân Khí Tật, mặc dù phải ra nhận một chức quan nhỏ của nhà Kim, nhưng vẫn không quên đất nước. Những khi dạy dỗ, ông thường nhắc nhở cháu về "mối thù không đội trời chung của vua, của cha". Sự giáo dục đó đã ảnh hưởng sâu sắc tới Tân Khí Tật sau này.
Năm 21 tuổi, Tân Khí Tật đã tổ chức được một đội nghĩa quân. Năm năm sau, ông đem đội quân đó tham gia cuộc khởi nghĩa nông dân của Cảnh Kinh. Sau khi nghe ông phân giải, vị thủ lĩnh này định về với triều đình Nam Tống thì bị một thuộc hạ giết chết, lực lượng tan rã. Hay tin, Tân Khí Tật giận lắm, dẫn hơn 50 người đánh vào doanh trại quân Kim, bắt sống tên phản bội dẫn về Kiến Khang (sau này là Nam Kinh) nộp cho Tống Cao Tông (ở ngôi: 1127-1162). Biết ông là người yêu nước nhiệt tình, triều đình Nam Tống bèn bổ ông làm Thiêm phán Giang Âm. Từ đó, Tân Khí Tật rời hẳn miền Bắc, ở lại vùng Giang Nam với mong mỏi thực hiện được lý tưởng khôi phục đất nước của mình.
Những năm đầu, mặc dù chức vụ thấp kém, ông vẫn thường trình bày mưu kế lên triều đình, trong đó nổi bật là bản "Ngự nhung thập luận" (Mười bài bàn về đánh địch); tiếc rằng đều không được dùng. Mãi đến năm thứ 8 đời Tống Hiếu Tông (ở ngôi: 1163-1189), ông mới được tin cậy, nhiều lần được triều đình phái đi giải quyết những vấn đề khó khăn của đất nước. Trong khoảng thời gian đó, ông làm được nhiều việc, đáng chú ý có: khôi phục đất Từ Châu, cứu đói ở Hồ Nam, lập được đội quân Phi Hổ dũng mãnh bố phòng dọc bờ Trường Giang...
Là người miền Bắc xuống phía Nam làm quan, lại thêm bất đồng chính kiến với phe "chủ hòa", nên mấy năm sau Tân Khí Tật bị quan trên bắt bẻ, cách chức (1181). Sau đó, ông sống cuộc đời ẩn dật nơi rừng núi ở Đái Hồ, Biều Tuyền; tuy có hai lần được triệu ra, nhưng không lâu sau lại bị cách chức. Ở đây, ông đã viết nhiều bài từ rất hay về cảnh đẹp thiên nhiên, cảnh sống nông thôn, và về chí khí hùng tráng của mình.
Năm 1204, Tống Ninh Tông (ở ngôi: 1195-1224) cho gọi ông vào triều, cử giữ chức Trấn thủ Kinh Khẩu (nay thuộc Giang Tô). Lúc này, ông rất hăm hở việc dân việc nước, nên đã trình lên nhiều kiến nghị. Song, Tể tướng Hàn Sá Trụ không những không xét kiến nghị của ông mà còn tìm cớ đẩy ông đi xa. Thấy không có ai cùng mưu việc lớn với mình, Tân Khí Tật xin từ chức trở về Duyên Sơn (nay thuộc Giang Tây).
Năm 1207, Tân Khí Tật chết bệnh ở Duyên Sơn, thọ 67 tuổi.
Tinh thần yêu nước trong từ Tân Khí Tật
[sửa | sửa mã nguồn]Thơ văn Tân Khí Tật thất lạc gần hết, chỉ còn lại một số lượng các bài từ khá lớn, trong đó có nhiều bài có giá trị.
Cũng như thơ Lục Du, lòng yêu nước bao quát toàn bộ các sáng tác của Tân Khí Tật. "Chống xâm lăng, khôi phục lãnh thổ, rửa nhục nước" là chủ đề xuyên suốt trong tác phẩm của ông, dù đó là lời ca khẳng khái hay là giọng điệu uất ức, xót xa, khi thấy chí lớn không thành. Bên cạnh đó, nhờ sống nhiều năm ở nông thôn sau khi bị cách chức, ông làm được một số bài từ phản ánh và cảm thông cảnh sống chơn chất ấy.
Mặc dù kế thừa phong cách từ "hào phóng" của Tô Thức, song Tân Khí Tật còn mở rộng phạm vi biểu hiện bằng nhiệt tình chính trị nóng bỏng, bằng bản sắc anh hùng sảng khoái, do đó, từ Tân Khí Tật sôi nổi, mãnh liệt hơn.
Từ của Tân Khí Tật có một địa vị đặc biệt trong dòng thơ trữ tình chính trị của văn học Trung Quốc, có ảnh hưởng khá sâu rộng đối với nhiều nhà làm từ cuối Tống đầu Nguyên và các thời đại về sau, song khí phách ở những tác phẩm của họ đã kém xa ông [1].
Cho nên khi giới thiệu về Tân Khí Tật, học giả Nguyễn Hiến Lê đã viết rằng:
- Tân Khí Tật chuyên viết từ. Từ của ông có đủ vẻ, khi bi tráng, lúc lâm ly, khi phóng khoáng, lúc khôi hài, hoặc hoài cổ, hoặc tự tình, vui điền viên, tả sơn thủy, giọng nào cũng đặc sắc [2].
Từ Tân Khí Tật
[sửa | sửa mã nguồn]Tuyển giới thiệu hai trong số những bài từ tiêu biểu của ông:
|
|
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Sách tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Nguyễn Khắc Phi, mục từ " Tân Khí Tật" in trong sách Từ điển văn học (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới, 2004.
- Sở nghiên cứu văn học thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc biên soạn, Lịch sử văn học Trung Quốc (Tập II), Bản dịch do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 1993.
- Nguyễn Hiến Lê, Đại cương văn học sử Trung Quốc (trọn bộ). Nhà xuất bản Trẻ, 1997.
- Nhiều người dịch, Thơ Tống (Trương Chính giới thiệu, Nam Trân duyệt thơ). Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội, 1991.
- Nhiều tác giả, Từ điển bách khoa Việt Nam, mục từ Tân Khí Tật[liên kết hỏng]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Tổng hợp theo Nguyễn Khắc Phi (tr. 1610-1611) và Từ điển bách khoa Việt Nam, mục từ "Tân Khí Tật".
- ^ Đại cương văn học sử Trung Quốc, tr. 559.
- ^ Trong bài có nhắc đến Lý Quảng. Theo Sử Ký, đây là vị tướng có tài đời Hán. Sau khi ông bị bãi quan về nhà, thường hay uống rượu ở giữa đồng. Một đêm về đến trạm Bá Lăng, bị viên úy coi trạm ngăn lại. Người đi theo Lý Quảng nói: "Đây là Lý tướng quân hồi trước đấy!". Viên úy nói: "Tướng quân hồi này cũng không còn được phép đi đêm, nữa là tướng quân hồi trước". Nói xong, y giữ Lý Quảng ngủ lại. Có thể tìm đọc nguyên tác hai bài từ trên internet.