Bước tới nội dung

Thuần Dụ Cần phi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thanh Thánh Tổ Cần phi
清聖祖勤妃
Khang Hi Đế phi
Thông tin chung
Sinh?
Mất1754, Ninh Thọ Cung, Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
An tángPhi viên tẩm, Thanh Cảnh lăng
Phu quânThanh Thánh Tổ
Khang Hi Hoàng đế
Hậu duệDận Lễ
Tôn hiệu
Thuần Dụ Cần phi (純裕勤妃)
Tước hiệu[Cần tần; 勤嫔]
[Cần phi; 勤妃]
[Thuần Dụ Cần phi; 純裕勤妃
Thân phụTrần Hi Mẫn

Thuần Dụ Cần phi (chữ Hán: 純裕勤妃; ? - 1754), họ Trần, người Mãn Châu Tương Hoàng kỳ, là một phi tần của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thuần Dụ Cần phi Trần thị nguyên người Hán, tổ tiên cư trú nay là khu vực Hải Thành, An Sơn, sau quy phụ Nỗ Nhĩ Cáp Xích mà phân vào Bao y, thuộc Tương Hoàng kỳ lệ thuộc Nội vụ phủ. Thân phụ Trần thị là Nhị đẳng Thị vệ, Vân huy sứ Trần Hi Mẫn (陈希敏). Không rõ bà nhập cung khi nào, nhưng dựa vào xuất thân thì hẳn bà trải qua Nội vụ phủ tuyển tú.

Năm Khang Hi thứ 36 (1697), ngày 2 tháng 3 (âm lịch), Trần thị hạ sinh Dận Lễ - hoàng tử thứ 17 của Khang Hi Đế. Năm thứ 57 (1718), tháng 4, Khang Hi Đế nói bộ Lễ, muốn sắc phong 6 vị trong hậu cung, tuổi 40 tuổi đến 60 tuổi, sinh dục Hoàng tự. Thời Khang Hi, cung nhân trong hậu cung rất nhiều, dù là tần phi, song vẫn không định được phong hiệu chính thức. Thứ phi Trần thị cũng được liệt vào hàng tấn phong[1]. Cùng năm, tháng 12, Trần thị cùng hàng loạt Thứ phi khác chính thức làm lễ tấn phong, hiệu Cần tần (勤嫔)[2].

Sách văn viết:

Thời kỳ góa phụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Ung Chính thứ 4 (1726), Cần tần Trần thị được thụ tấn Cần phi (勤妃)[3]. Đến khi Càn Long Đế vừa lên ngôi, năm đầu tiên (1736) đã quyết dụ tôn Tứ đại Thái phi, gồm Hoàng quý phi Đông thị, Quý phi Qua Nhĩ Giai thị, Mật phi Vương thị cùng Cần phi[4]. Tháng 11 cùng năm, tuyên sách chính thức, Cần phi Trần thị được định tôn làm Thuần Dụ Cần phi (純裕勤妃), lễ làm ở Ninh Thọ cung, do Càn Long Đế đích thân ngự Thái Hòa điện duyệt sách bảo[5].

Sau khi Ung Chính lên ngôi, các Thái phi có con như Huệ phi, Nghi phi, Vinh phiĐịnh phi đều xuất cung đoàn tụ với con cháu, an hưởng tuổi già, riêng chỉ có Cần phi cùng Thuận Ý Mật phi - mẹ của Dận Lộc, vẫn trú trong Ninh Thọ cung cùng với các vị Thái phi không con khác. Hàng năm vào những dịp được Hoàng đế cho phép, bà sẽ xuất cung đến sống tại phủ của con trai một thời gian. Dưới thời Càn Long, hai Thân vương là Dận Lộc, Dận Lễ cũng từng dâng tấu xin Hoàng đế cho phép đón Cần phi cùng Mật phi về phủ phụng dưỡng như lệ thường. Tháng 12 (ÂL) năm Càn Long thứ 13 (1748), Càn Long hồi đáp:

Năm Càn Long thứ 18 (1753), ngày 20 tháng 12 (âm lịch), Thuần Dụ Cần phi Trần thị qua đời, thọ khoảng 80 tuổi. Căn cứ Nội vụ phủ tấu án (内务府奏案) ghi lại, ngày 13 tháng 4 năm thứ 19, có xuất hiện một hồ sơ chữ Mãn tên ["Tấu vi Cố Luân công chúa tống Cần Thái phi kim quan phái Nội vụ phủ Đại thần sự đẳng nhị kiện"; 奏为固伦公主送勤太妃金棺派内务府大臣事等二件]. Từ đây một số nhận định cho rằng, Cố Luân Hòa Kính Công chúa những năm đầu là do Cần Thái phi nuôi dưỡng.

Do con trai Dận Lễ được phong Vương, lại còn có quân công nên Cần phi ở trong cung khá được thiện đãi. Khi Khang Hi Đế qua đời, có chỉ dụ các Vương có thể đón mẹ già Mẫu phi của mình phụng dưỡng trong phủ, vì thế vào năm Càn Long thứ 13, Dận Lễ đã tấu thỉnh xin cho mẹ mình đến Vương phủ, tuy nhiên Càn Long Đế lại cự tuyệt, chỉ cho phép vào dịp Tết nguyên đán và sinh thần là có thể đến Quả vương phủ. Gia đình bà cũng được ưu đãi một chút. Từ cuối triều Ung Chính, nhà họ Trần từ Bao y chuyển thành Mãn Châu Tương Hoàng kỳ, cho [Thế quản Tá lĩnh], tức kế vị chức Tá lĩnh vĩnh viễn, họ Trần dần cũng được sửa thành 「Trần Giai thị; 陳佳氏」[6].

Hậu cung bài tự

[sửa | sửa mã nguồn]

Căn cứ 《Khâm định đại thanh hội điển tắc lệ》cuốn 42, hậu phi bài vị trình tự ghi lại:[7]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 《清实录·清圣祖实录·卷之二百七十八》(夏四月)○丁酉。上驻跸南石槽地方。○谕礼部王阿哥等之母备位宫闱俱年及六十、五十四十有余宫中虽称妃嫔、尚未受封。今封博尔济锦氏、和嫔瓜尔嘉氏、淳郡王允祐之母达甲氏、为妃。封贝子允祹之母瓦刘哈氏、十五阿哥允禑、十六阿哥允禄之母王氏、十七阿哥允礼之母陈氏、为嫔尔部察例俱奏.......
  2. ^ 《清实录·清圣祖实录·卷之二百八十二》(康熙五十七年十二月)○辛未。命大学士马齐持节册封博尔济锦氏为宣妃。册文曰.......命学士长寿、持节册封陈氏为勤嫔。册文曰、朕惟王化始于宫庭、壸仪是式。妇德彰于珩佩、礼秩斯崇。锡以纶言。褒兹嫔则。咨尔陈氏。夙著芳型。久襄内治。恪恭奉职、殚夙夜以不遑。祗慎居心、历□山戊不□年而匪懈。兹册封尔为勤嫔。尔其弥昭懿范、庆遥衍夫金枝。益懋成劳、恩长承于玉戺.......
  3. ^ 《愛新覺羅宗譜·星源吉庆》纯裕勤妃陈氏,云麾使陈希敏之女,康熙五十七年十二月册封勤嫔雍正四年二月尊封勤妃,乾隆元年十一月尊封纯裕勤太妃,乾隆十八年癸酉十二月廿日薨......圣祖仁皇帝位下三十五子.......第十七子和硕果毅亲王允礼,康熙三十六年丁丑三月初二日寅时生,母纯裕勤妃陈氏......
  4. ^ 《清高宗实录》 - 雍正十三年九月 ○又谕、朕自幼龄。仰蒙皇祖、慈爱笃挚。抚育宫中。太妃皇贵妃、贵妃、仰体皇祖圣心。提携看视。备极周至。朕心感念不忘。太妃密妃、诞育庄亲王。太妃勤妃、诞育果亲王。二王为皇考宣力多年。公忠体国。今又辅朕办理政务。禆益良多。此四太妃、应各加封号。以展朕敬礼之意。著该部定详具奏。
  5. ^ 《清高宗实录》-乾隆元年十一月:○壬辰。加尊圣祖仁皇帝四太妃、为寿祺皇贵妃温惠贵妃、顺懿密妃、纯裕勤妃、上御太和殿阅册宝。诣宁寿宫行礼。
  6. ^ 《八旗造送奏摺事件清冊》顯示陳氏一族,原是太祖努爾哈赤時海城來歸的陳漢人 ,編入鑲黃旗滿洲包衣牛錄,後隸內務府。陳氏一族獲准抬入鑲黃旗滿洲,改稱「陳佳氏」
  7. ^ Năm Càn Long 29, Dận Đào biên soạn. Đài Loan thương vụ ấn thư quán xuất bản năm 1986: 乾隆二年奉旨:景妃园寝飨殿两次间增造寝室牀龕,并定诸妃神位次序:奉安温僖贵妃神位于中龕内居左,慧妃神位居右,惠妃神位次左,宜妃神位次右。奉安荣妃神位于西龕内居首,次平妃神位,良妃神位,宣妃神位。乾隆六年,奉安成妃神位于东龕内居首,九年奉安顺懿密妃神位在成妃神位之次,十九年奉安纯裕勤妃神位在顺懿密妃神位之次,二十二年奉安定妃神位在纯裕勤妃之次。