Thuyền thúng
Thuyền thúng, còn gọi thúng chai, là một loại phương tiện giao thông thủy cấu tạo đơn giản, di chuyển bằng sức người với mái chèo, sử dụng rộng rãi ở các tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam.
Cấu tạo
[sửa | sửa mã nguồn]Thuyền thúng có cấu tạo hình bán cầu như chiếc thúng, gồm phần thân chính đan bằng nan tre, phủ kín bằng phân bò[1], sau đó quét, dầu rái, hắc ín để ngăn ngấm nước. Vành thuyền tròn đều, gia cố bằng lan tre lớn hoặc gỗ. Trong lòng thuyền gia cố bằng một kết cấu gỗ ở giữa đường kính cũng để làm chỗ ngồi.
Kích thước thuyền thúng có đường kính từ 1-2m.
Thuyền thúng không có động cơ hay buồm mà di chuyển bằng sức người với mái chèo.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Theo ghi chép, từ thời Nhà Đinh, Trần Ứng Long trong trận Đỗ Động Giang đã cho quân chặt che làm thuyền thúng như một phương tiện cơ động phục vụ chiến đấu.[2]. Tuy nhiên những chiếc thuyền thúng hiện nay có lẽ được phát triển mạnh từ thời Pháp thuộc, khi thực dân Pháp đánh thuế cao với nghề đi biển, họ đã chế ra chiếc thuyền thúng để tránh quy định về thuyền của thực dân Pháp nhằm tránh thuế.[3]
Ứng dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Thuyền thúng rất phổ biến ở các tình miền Trung Việt Nam để đánh bắt hải sản[4], di chuyển gần bờ như câu mực nhảy ở Cửa Lò. Có một số lễ hội và hoạt động tham quan trải nghiệm sử dụng thuyền thúng như Lễ hội đầm Ô Loan, Các lễ hội gắn với tục Thờ cá Ông ở miền Trung Việt Nam, Du lịch Rừng dừa bảy mẫu Hội An, Kỳ Co Quy Nhơn.
Trong văn hóa đại chúng
[sửa | sửa mã nguồn]Thuyền thúng là vật dụng quen thuộc, gắn bó gần gũi với đời sống người dân lao động, xuất hiện trong nhiều thơ ca dân gian.
- Anh tiếc cái thuyền thúng mà chở đò ngang
Để cho thuyền ván nghênh ngang giữa dòng
- Anh chê thuyền thúng chẳng đi,
Anh đi thuyền ván có khi gập ghềnh
Ba chìm bảy nổi lênh đênh
- Em chê thuyền ván chẳng đi,
Em đi thuyền thúng có khi trùng triềng
Có khi đổ ngả đổ nghiêng
- Trách chàng ăn ở chấp chênh
Em như thuyền thúng lênh đênh giữa dòng
May ra trời lặng nước trong
Chẳng may bão táp cực lòng thiếp thay
Công thiếp vò võ đêm ngày
Mà chàng ăn ở thế này chàng ôi
Thiếp như hoa đã nở rồi
Xin chàng che lấy mặt trời cho tươi.
Trên thế giới
[sửa | sửa mã nguồn]Dạng thuyền với kết cấu tương tự như thuyền thúng xuất hiện ở nhiều vùng sông nước trên thế giới. Chất liệu làm thuyền có thể khác một chút, từ gỗ, da, xương động vật.
Ở Ấn Độ, thuyền thúng (tiếng Tamil: பரிசல் parisal; tiếng Kannada: ಹರಗೋಲು, ತೆಪ್ಪ, aragōlu) thường thấy ở sông Kaveri Tungabhadra Nam Ấn Độ.
Thổ dân châu Mỹ có thuyền Bull boat bọc bằng da bò.
Ở xứ Wales, có loại thuyền tương tự gọi là Coracle.
Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]-
Thuyền thúng ở Mũi Né
-
Thuyền thúng ở làng chài Hải Minh, Quy Nhơn
-
Thuyền thúng ở cảng Quy Nhơn
-
Một chiếc thuyền thúng bên mạn các thuyền trên sông Cái, Khánh Hòa
-
Thuyền thúng đánh bắt Hải Sản ở Phú Quốc
-
Thuyền thúng ở đảo Lý Sơn
-
Thuyền thúng trên sông Severn nước Anh
-
Hình ảnh chiếc thuyền thúng trong cuốn "Cassell's History of England, Vol. I", nước Anh
-
Thuyền Bull boat của thổ dân da đỏ châu Mỹ
-
Thuyền thúng trên sông Tungabhadra, Ấn Độ
-
Chèo thuyền thúng trên sông Kabini, Ấn Độ
-
Minh họa hình dạng kích thước một chiếc thuyền thúng, Ấn Độ
-
Thuyền thúng ở Dharmapuri, Tamil Nadu, Ấn Độ
-
Thuyền thúng ở Dharmapuri, Tamil Nadu, Ấn Độ
-
Thuyền thúng ở Châu Phi
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Nghề đan thuyền thúng cho ngư trường Hoàng Sa”. Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh. 21 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2022.
- ^ admin (12 tháng 11 năm 2021). “Nhị tướng quân Trần Ứng Long và Trần Công Mẫn, danh tướng triều Đinh, ông tổ nghề thuyền thúng”. Vĩnh Long Online. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2022.
- ^ Kha, Mạnh (30 tháng 7 năm 2020). “Thuyền thúng: Giá trị văn hóa của nghề biển Việt Nam”. Tepbac.com. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2022.
- ^ Lê Nhật Quang, Ngọc Diệp. “Thuyền thúng - nét đẹp biển cả”.