Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt
Giao diện
|
Quy trình đề cử
- Hãy xem các tiêu chuẩn của một bài viết tốt và phải chắc chắn rằng bài viết mà bạn định đề cử thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn đó trước khi đề cử.
- Đặt {{UCVBVT}} (viết tắt của Ứng cử viên bài viết tốt) vào đầu trang thảo luận của bài được đề cử.
- Từ đó, nhấn vào liên kết "một lời nhận xét từ bạn", bạn sẽ được dẫn tới trang đề cử cho bài viết và nhận được hướng dẫn tiếp theo:
- Bên dưới dòng === {{thế:SUBPAGENAME}} ===, hãy viết rõ lý do đề cử bài viết và ký tên bằng dấu ~~~~. Nếu thấy bài viết đã từng được đề cử, hãy lưu lại nội dung cũ đó bằng cách di chuyển chúng tới trang "Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt/"tên bài được đề cử"/1". Tiếp theo, bạn tạo một liên kết trong tại trang đề cử tới phần lưu trữ.
- Chép lại dòng:{{/tên bài được đề cử}}, sau đó sửa trang này (trang bạn đang đọc) và dán vào đầu danh sách các ứng cử viên, "tên bài được đề cử" chính là tên của bài bạn muốn đề cử.
- Để đảm bảo chất lượng bài viết tốt, mỗi thành viên không được đề cử quá 2 bài trong cùng một tháng (dương lịch).[1]
- Nhằm thu hút mọi người tham gia và cho ý kiến, bạn có thể đến trang thảo luận của các thành viên và gửi thư mời bằng đoạn mã {{thế:Thư mời tham gia biểu quyết bài viết tốt|tên bài được đề cử}} hoặc {{thế:TMTGBQBVT|tên bài được đề cử}} hoặc {{thế:ctcb}} (viết tắt của Chúng tôi cần bạn, thư mời chung cho mọi biểu quyết thuộc không gian nội dung chất lượng).
Quy trình nhận xét
Đồng ý | {{OK}} | Đồng ý |
Chưa đồng ý | {{OK?}} | Bài viết còn vấn đề |
Ý kiến | {{YK}} | Bình luận, ý kiến |
- Xin hãy đọc bài viết được đề cử một cách kỹ lưỡng và so sánh với các tiêu chuẩn cần có trước khi quyết định ủng hộ hoặc phản đối một đề cử.
- Tất cả phiếu biểu quyết và quy tắc khi biểu quyết phải theo quy định được nêu trong Quy chế biểu quyết.
- Mọi thành viên tự xác nhận đều có quyền mở biểu quyết.[2]
- Để bỏ phiếu, tài khoản của bạn phải được mở ít nhất 30 ngày, có ít nhất 100 sửa đổi cũng như có 50 sửa đổi trong 30 ngày trước khi biểu quyết bắt đầu (trừ trường hợp tài khoản đã mở trên 90 ngày và có trên 3000 sửa đổi trước khi biểu quyết bắt đầu).[2] Không tính các sửa đổi ở không gian tên Thành viên và Thảo luận Thành viên. Nếu không đủ điều kiện, bạn được phép cho ý kiến.
- Để trả lời cho một đề cử, nhấn vào [sửa] phía bên phải tiêu đề bài viết (không phải nút "Sửa" để sửa nguyên cả trang đề cử này).
- Nếu bạn nhận thấy bài viết đủ điều kiện làm bài viết tốt, hãy bày tỏ sự ủng hộ bằng cách viết mã *{{Đồng ý}} kèm lý do. Nếu bạn là người đóng góp nhiều vào bài viết, hãy nói rõ điều đó.
- Nếu bạn thấy bài viết vẫn còn những vấn đề cần giải quyết để đạt đủ tiêu chuẩn bài viết tốt, hãy viết mã *{{Chưa đồng ý}} và chỉ ra các điểm mà bạn nghĩ rằng bài viết chưa đạt được. Bạn cần nêu rõ các điểm này để người viết có thể chỉnh sửa và cải thiện bài. Trước khi bỏ phiếu chống, bạn cần đọc qua quy định Vô hiệu lá phiếu, trong đó có ghi rõ một số luận điểm không được chấp nhận khi bỏ phiếu chống. Nếu phiếu chống của bạn thuộc diện này, nó có thể sẽ bị tuyên vô hiệu theo cơ chế Vô hiệu lá phiếu. Sau đó, bạn cũng nên quay lại trang đề cử để xem bài viết đã thỏa mãn các đề nghị của bạn chưa. Nếu bài viết đã được cải thiện, bạn có thể gạch phiếu chống bằng cách ghi <del>...</del>. Bạn cũng có thể chuyển nhận xét của mình thành *{{Đồng ý}} hoặc *{{Ý kiến}}.
- Nếu bạn chỉ muốn nêu một nhận xét, có thể sử dụng *{{Ý kiến}}.
- Người đề cử có quyền đóng biểu quyết bất cứ lúc nào.[3]
Kết luận
- Một bài để được gắn sao Bài viết tốt thì cần thỏa mãn 3 điều kiện:
- Có ít nhất 3 phiếu "Đồng ý" hợp lệ.
- Giải quyết hết những điểm "Chưa đồng ý" (hoặc đạt được đồng thuận với người đưa điểm chưa đồng ý rằng những điểm đó chưa thể hoặc không cần thiết phải giải quyết, hoặc đã hủy các phiếu chống theo thẩm định dựa trên quy định Vô hiệu lá phiếu).
- Thời gian ứng cử đúng 30 ngày mới được gắn sao bài viết tốt.[4] (Đối với bài đã đạt đủ phiếu thuận, nếu phát sinh phiếu chống trong vòng 3 ngày trước khi hết hạn biểu quyết thì người đề cử hoặc người viết chính được yêu cầu gia hạn thêm 7 ngày tính từ khi biểu quyết kết thúc. Không được bỏ phiếu trong thời gian gia hạn và chỉ được gia hạn một lần.)[5]
- Sau 30 ngày, nếu vẫn còn phiếu "Chưa đồng ý" (hoặc sau thời gian gia hạn) mà tình trạng chưa được giải quyết (bằng cải thiện bài hoặc đạt đồng thuận) thì coi như ứng cử thất bại.
- Các "Ý kiến" không có giá trị trong việc kết luận.
- Thành viên nào cũng được phép đóng biểu quyết[6] nhưng phải đưa ra lý do hợp lý, tránh việc đóng biểu quyết không lý do.
- Nếu biểu quyết đề cử diễn ra thành công, tức các thành viên đều cho rằng bài viết đủ điều kiện để trở thành BVT, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
- Đóng trang thảo luận đề cử bằng mã {{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}} hoặc mã {{biểu quyết|KQ=Đề cử thành công.~~~~|ND=Nội dung trang thảo luận}}.
- Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào danh sách đề cử thành công.
- Thêm bản mẫu {{Sao bài viết tốt}} vào bài viết. Hãy đọc hướng dẫn chi tiết tại Bản mẫu:Sao bài viết tốt để biết cách điền các tham số.
- Xóa bản mẫu {{UCVBVT}} và thêm {{Bài viết tốt}} vào trang thảo luận của bài.
- Cập nhật thông tin tại danh sách bài viết tốt, cổng thông tin nội dung tốt và danh sách bài viết tốt chưa lên Trang Chính.
- Trên khoản mục Wikidata của bài, gắn biểu tượng "bài viết tốt" trước tên bài viết Wikipedia tiếng Việt, như vậy thì biểu tượng bài viết tốt sẽ được tự động thêm vào thanh ngôn ngữ của tất cả phiên bản ngôn ngữ khác khi xem bài viết ở phiên bản khác.
- Thông báo cho thành viên tham gia viết bài bằng cách chèn bản mẫu {{thế:WPBVT|Tên bài}} vào trang thảo luận của họ.
- Nếu các thành viên thấy bài viết chưa đủ điều kiện để trở thành bài viết tốt, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
- Đóng trang thảo luận đề cử bằng mã {{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử không thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}} hoặc mã {{biểu quyết|KQ=Đề cử không thành công.~~~~|ND=Nội dung trang thảo luận}}.
- Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào danh sách đề cử không thành công.
- Xóa bản mẫu {{UCVBVT}} và thêm bản mẫu {{UCVBVTTB}} vào trang thảo luận của bài.
Chú thích
- ^ Thông qua tại Wikipedia:Thảo luận/Sửa quy trình đề cử bài viết chọn lọc/biểu quyết
- ^ a b Thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt#PHẦN II - CHƯƠNG III (1)
- ^ Được thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Quy chế biểu quyết.
- ^ Thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt.
- ^ Xem Wikipedia:Biểu quyết/Gia hạn thời gian biểu quyết tại nhóm bài viết chất lượng (BVT, BVCL, DSCL)
- ^ Được thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt#PHẦN II - CHƯƠNG IV - (2)
Gợi ý
|
|
Đề cử hiện hành
Kuchiki Rukia (lần 2)
Các biểu quyết bài viết tốt cho bài viết này:
- Nhận xét: Kuchiki Rukia là một nữ Shinigami và kiếm sĩ từ bộ manga/anime nổi tiếng Bleach. Cô là người đã truyền sức mạnh Shinigami cho nam chính Kurosaki Ichigo, và về sau có tác động rất lớn đến diễn biến của truyện. Đây cũng là một trong những nhân vật đầu tiên mà tác giả Kubo Taito sáng tác cho truyện. Bài được dịch từ bài GA bên en, lần trước bài bị rớt cử đáng tiếc do không có phiếu nào, hi vọng lần này sẽ khả quan hơn. Mời mọi người nhận xét bài.
- Người nhận xét: Jimmy Blues ♪ 01:22, ngày 19 tháng 11 năm 2024 (UTC)
Đồng ý
- Đồng ý Bài viết của bạn Mintu Martin không còn gì để chê nữa 😊😊 Hongkytran (thảo luận) 05:36, ngày 20 tháng 11 năm 2024 (UTC)
Chưa đồng ý
Ý kiến
- Nhận xét: Valentina Vladimirovna Tereshkova là người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ (thông qua sứ mệnh Vostok 6). Bà cũng là một nhân vật chính trị có tầm ảnh hưởng tại Liên bang Nga. Tereshkova đã được trao tặng rất nhiều huân chương và giải thưởng, một trong số đó có danh hiệu Anh hùng Lao động của Việt Nam. Bài được tôi dịch từ enwiki và đã lưu trữ các nguồn hỏng. Mong nhận được ý kiến đánh giá của cộng đồng. Xin cảm ơn.
- Người nhận xét: Nắng Chiều 09:26, ngày 13 tháng 11 năm 2024 (UTC)
Đồng ý
Chưa đồng ý
Ý kiến
- Ý kiến @Ctdbsclvn: Hổng biết bạn có thể thay ảnh infobox hiện tại bằng tấm này như bên enwiki. Theo mình thì nó sẽ hợp lý và đẹp hơn á 🫡🫡 Hongkytran (thảo luận) 13:06, ngày 13 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- @Hongkytran cũng hợp lý. Mình đã sửa lại – Nắng Chiều 13:43, ngày 13 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- Ý kiến Thiếu chú thích ở phần Đầu đời, cụ thể là hai câu cuối. Billcipher123 (thảo luận) 07:26, ngày 14 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- @Billcipher123 Xong – Jimmy Blues ♪ 13:05, ngày 14 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- @Mintu Martin cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết, nhưng Hindustan Times nói rằng họ lấy nguồn từ Wikipedia nên không dùng nguồn này được. Mình đã thêm nguồn mới – Nắng Chiều 13:58, ngày 14 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- @Billcipher123 Xong – Jimmy Blues ♪ 13:05, ngày 14 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- Nhận xét: Đây là bài viết trong khuôn khổ chủ đề tàu chiến. Xin giới thiệu sơ bộ, Stag là một kiểu tàu frigate lớp Apollo - một trong những lớp được Hải quân Hoàng gia bình chọn trở thành hình mẫu cho "khối" tàu chiến Anh trên đường biển. Tàu được đặt lườn vào năm 1811 và gia nhập cùng biên chế hạm đội vào một năm sau đó, 1812. Trải qua suốt đời phục vụ, con tàu hoạt động chủ yếu ở khu vực Trạm Mũi Hảo Vọng, cùng các hải cảng ngoài khơi của châu Phi lục địa, dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng Phipps Hornby.
- Dù không như HMS Victory, 1765 - tàu chiến khác của Anh - mệnh danh là “chiếc thiết giáp hạm hạng nhất” từng chinh chiến trong trận Trafalgar nổi tiếng ngày ấy, và được trưng bày như một hiện vật tại viện bảo tàng. Quãng đời phục vụ của HMS Stag (1812) chỉ trong vòng 9 năm, và bị tháo dỡ vào năm 1821. Tuy vậy, con tàu vẫn mang ký ức về một giai đoạn hải quân của hạm đội Anh vào những tháng năm của thế kỷ 19.
- Tôi đã bổ sung thêm ghi chú cùng nguồn vào bài viết, nên so với phiên bản bên En đã ứng cử cùng tháng này vào năm ngoái, bài viết khá chi tiết. Bài đã được DHN và Dieu2005 duyệt qua, nhằm tu sửa những lỗi cơ bản nhất. Đây là bài viết đầu tiên tôi ứng cử, có lẽ còn đâu đó thiếu sót, hy vọng được các bạn góp ý để bài viết được hoàn thiện. Cảm ơn.
- Người nhận xét: ㄨGustavus Adolphus જ⁀➴den store–der Große 14:58, ngày 10 tháng 11 năm 2024 (UTC)
Đồng ý
Chưa đồng ý
Ý kiến
- Ý kiến @P. ĐĂNG: Mong bạn xóa hết tất cả các liên kết xanh ngày tháng năm trong bài viết này nhé! Hongkytran (thảo luận) 13:06, ngày 11 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- Đã sửa. Cảm ơn bạn Hongkytran đã tinh ý. Thú thật là tôi thấy nó không hữu ích, nhưng tham khảo các bài viết tàu chiến trước thì thấy các tv cũng có thêm liên kết vào ngày tháng năm như vậy. Đã xóa, nhưng chừa lại phần liên kết trong bản mẫu. ㄨGustavus Adolphus જ⁀➴den store–der Große 13:53, ngày 11 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- @P. ĐĂNG: Sao bạn không xóa trong infobox nốt luôn đi! Bạn thấy có bài viết "có sao" nào để liên kết xanh ngày tháng năm trong infobox (bản enwiki cũng thế) Hongkytran (thảo luận) 14:08, ngày 11 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- Xong ㄨGustavus Adolphus જ⁀➴den store–der Große 14:12, ngày 11 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- @P. ĐĂNG: Sao bạn không xóa trong infobox nốt luôn đi! Bạn thấy có bài viết "có sao" nào để liên kết xanh ngày tháng năm trong infobox (bản enwiki cũng thế) Hongkytran (thảo luận) 14:08, ngày 11 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- Nhận xét: Bài viết này là nỗ lực rất lớn trong việc biên dịch của mình vì bài dài 205.000 bytes mà mình mất gần 1 tuần để dịch. Mình muốn bài này thành BVT để đưa nó lên Trang chính giúp ích cho xã hội. Vì:
- ...Tổ chức Y tế Thế giới, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Đức, Nghị viện châu Âu đã phân loại béo phì là một căn bệnh?
- ...một số khía cạnh của tính cách có liên quan đến béo phì: cô đơn, chứng loạn thần kinh, tính bốc đồng và nhạy cảm với phần thưởng?
- ...béo phì làm tăng nguy cơ phát triển chuyển biến các căn bệnh khác nhau như bệnh tim mạch, thoái hóa khớp, bệnh Alzheimer, trầm cảm và một số loại bệnh ung thư?
- ...năm 2014, Tòa án Công lý Châu Âu đã ra phán quyết rằng béo phì là một khuyết tật?
Mình biết khả năng mình chưa được tốt nên luôn sẵn lòng lắng nghe đóng góp ý kiến của mọi người để có thể hoàn thành chất lượng bài viết.
- Người nhận xét: - Nửa đời ăn nhậu (Thảo luận) 16:09, ngày 10 tháng 11 năm 2024 (UTC)
Đồng ý
Chưa đồng ý
Ý kiến
- Ý kiến Xem thêm: Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên# Sử dụng quyền interaction ban với TUIBAJAVE— dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 18:33, ngày 10 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- Với tư cách người không liên quan tới câu chuyện trên, tôi sẽ cố gắng xem bài viết và có thể góp ý (hoặc sửa luôn bài) nếu còn khiếm khuyết. Về mặt y học, đây là bài viết rất quan trọng, thực sự cần có và cần được viết/dịch tốt vì béo phì là kẻ giết người thầm lặng. Hy vọng không phải vì câu chuyện xích mích giữa các thành viên làm ảnh hưởng đến thao tác bình duyệt, tôi không bênh hay cổ xúy phía nào cả. Việc gì ra việc nấy. – — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 18:55, ngày 10 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- mình đã dịch bài này với tốc độ chậm và kỹ, nên nếu có lỗi thì cũng có thể chỉ là lấn cấn vài điểm nào đó thôi. nên bạn cứ an tâm về chất lượng nhé - Nửa đời ăn nhậu (Thảo luận) 02:14, ngày 11 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- User:Mongrangvebet Có bác sĩ kiểm tra kỹ bài này thì tốt quá. Lệnh iBan đã có tác dụng, nhưng bạn TUIBA có quyền đề cử bất cứ bài nào một cách nghiêm túc. Đây là bài có kiến thức vô cùng bổ ích cho xã hội và Wikipedia Vi. Có nhiều con mắt ngó qua ở khu vực BVT thì chất lượng bài mới được cải thiện thêm. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 22:58, ngày 10 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- bạn nói rất đúng, đây là bài viết bổ ích cho mọi người. nếu có người quan tâm và có thành ý sửa thôi thì coi như phá lệ ứng cử này tôi sẽ ko cản trở. mà nếu có nhu cầu kêu sửa thì cứ nói, TAG để tôi biết - Nửa đời ăn nhậu (Thảo luận) 02:26, ngày 11 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- @Mintu Martin: Tôi nghĩ bạn nên tránh đề cử này. Đây là đề nghị của tôi. Lệnh iban không phù hợp với một cộng đồng nhỏ như Wikipedia tiếng Việt khi mọi người suốt ngày đụng mặt nhau. Nếu chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt mà gây phức tạp hóa trong giao thiệp thì không nên. Tôi không phải là quản giáo để suốt ngày lo mấy chuyện này. Nếu TUIBAJAVE thấy hoạt động của bạn gây ảnh hưởng đến tinh thần của bạn ấy, lệnh iban sẽ được thay đổi. Dang (thảo luận) 08:40, ngày 11 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- Với tư cách người không liên quan tới câu chuyện trên, tôi sẽ cố gắng xem bài viết và có thể góp ý (hoặc sửa luôn bài) nếu còn khiếm khuyết. Về mặt y học, đây là bài viết rất quan trọng, thực sự cần có và cần được viết/dịch tốt vì béo phì là kẻ giết người thầm lặng. Hy vọng không phải vì câu chuyện xích mích giữa các thành viên làm ảnh hưởng đến thao tác bình duyệt, tôi không bênh hay cổ xúy phía nào cả. Việc gì ra việc nấy. – — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 18:55, ngày 10 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- Ý kiến Vì đây là bài rất phổ cập nên mình muốn thấy một số thông tin áp dụng cho người Việt Nam, chẳng hạn như tỉ lệ béo phì ở trẻ em Việt Nam (trong phần "Béo phì ở trẻ em") chẳng hạn. Mình có thể giúp bạn tìm nguồn nếu cần thiết. ChopinTheChemistTrò chuyện 02:54, ngày 11 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- @ChopinChemist: Tôi nghĩ không cần thiết. Nếu cần thông tin kiểu vậy, hãy viết bài "Béo phì ở Việt Nam", thay vì chèn các thông tin vụn vặt cho một bài tổng quan. Bạn thêm thông tin tỷ lệ ở VN, nhưng tôi sẽ nói vì sao không là Trung Quốc, Mỹ, các nước lớn? Chắc bạn đã biết Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt không phải là Wikipedia Việt Nam. Khi nào VN thực sự có những thông tin nổi bật, như một nghiên cứu mới so với các đồng nghiệp trên thế giới, hay những vấn đề đặc thù như từ nguyên, thì lúc này mới cần nguồn tiếng Việt. Dang (thảo luận) 07:04, ngày 11 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- Cũng được. Thôi thì mình sẽ tập trung vào nguồn của bài viết vậy. – ChopinTheChemistTrò chuyện 16:49, ngày 18 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- Thành viên:ChopinChemist Bạn nên tạo bài béo phí ở Việt Nam để bổ sung thông tin chi tiết về tình trạng này ở VN nếu như có nhu cầu. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 21:49, ngày 20 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- Cũng được. Thôi thì mình sẽ tập trung vào nguồn của bài viết vậy. – ChopinTheChemistTrò chuyện 16:49, ngày 18 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- @ChopinChemist: Tôi nghĩ không cần thiết. Nếu cần thông tin kiểu vậy, hãy viết bài "Béo phì ở Việt Nam", thay vì chèn các thông tin vụn vặt cho một bài tổng quan. Bạn thêm thông tin tỷ lệ ở VN, nhưng tôi sẽ nói vì sao không là Trung Quốc, Mỹ, các nước lớn? Chắc bạn đã biết Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt không phải là Wikipedia Việt Nam. Khi nào VN thực sự có những thông tin nổi bật, như một nghiên cứu mới so với các đồng nghiệp trên thế giới, hay những vấn đề đặc thù như từ nguyên, thì lúc này mới cần nguồn tiếng Việt. Dang (thảo luận) 07:04, ngày 11 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- Nhận xét: Brie Larson là một nữ diễn viên người Mỹ nổi tiếng với khả năng diễn xuất đa dạng và đã gặt hái được nhiều giải thưởng danh giá, bao gồm một giải Oscar, một giải Quả cầu vàng và một giải Primetime Emmy. Một số bộ phim nổi bật của cô như Room (2015), Kong: Đảo Đầu lâu (2017), Đại úy Marvel (2019), Avengers: Hồi kết (2019), v.v.. Bài viết được dịch từ bản FA bên enwiki và hai lần được lên sóng BCB (16 tháng 11 năm 2015 và 30 tháng 10 năm 2024). Nó chắc chắn vẫn còn một vài thiếu sót, mong các bạn nhiệt tình góp ý ạ ❤️❤️
- Người nhận xét: Hongkytran (thảo luận) 08:27, ngày 30 tháng 10 năm 2024 (UTC)
Đồng ý
- Đồng ý Đồng ý với tư cách đề cử! Hongkytran (thảo luận) 11:05, ngày 17 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- Đồng ý Bài viết tốt. —Pminh141 [ Thảo luận ] 00:25, ngày 18 tháng 11 năm 2024 (UTC)
Chưa đồng ý
Ý kiến
- Ý kiến Bạn (hoặc nhờ ai đó) đánh "(bằng tiếng Anh)" hết cho các nguồn dẫn nhé. Squirrel (talk) 12:09, ngày 30 tháng 10 năm 2024 (UTC)
- @TheSquirrel1432: dạ mình đã thêm rồi nà. – CalCoWSpiBudSu (thảo luận) 16:15, ngày 2 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- @CalCoWSpiBudSu: Một lần nữa cảm ơn bạn rất nhiều vì đã giúp mình! Hongkytran (thảo luận) 05:11, ngày 3 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- không có gì nà, mốt rảnh thì ông hốt luôn hai chị Jennifer Lawrence và Emma Stone cho đủ bộ đi Đạt, hí hí. – CalCoWSpiBudSu (thảo luận) 06:35, ngày 3 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- @CalCoWSpiBudSu Bạn giống tui ghê, tôi cực kỳ ghiền chị Emma với cả Anne Hathaway - hai chị đẹp trong lòng tui! ❤️ – Jimmy Blues ♪ 05:27, ngày 4 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- không có gì nà, mốt rảnh thì ông hốt luôn hai chị Jennifer Lawrence và Emma Stone cho đủ bộ đi Đạt, hí hí. – CalCoWSpiBudSu (thảo luận) 06:35, ngày 3 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- @CalCoWSpiBudSu: Một lần nữa cảm ơn bạn rất nhiều vì đã giúp mình! Hongkytran (thảo luận) 05:11, ngày 3 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- @TheSquirrel1432: dạ mình đã thêm rồi nà. – CalCoWSpiBudSu (thảo luận) 16:15, ngày 2 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- Ý kiến Tôi nghĩ sau khi bài này đắc cử thành công, bạn Hongkytran cứ đem mấy bài dịch FA sang đề cử BVCL luôn đi. Để cho bạn Sóc đỡ phải một mình gánh mảng BVCL =)). Jimmy Blues ♪ 09:52, ngày 31 tháng 10 năm 2024 (UTC)
- thành viên:Mintu Martin Vấn đề là trình độ dịch thuật của bạn Sóc cao tay hơn bạn Hongkytran rất nhiều do có hơn 10 năm kinh nghiệm dịch thuật. Bạn Hongkytran tôi nghĩ phải khổ luyện thêm vài năm thì may ra trình mới ngang cơ được. Bạn Hongkytran không dám ứng cử ra khu vực BVCL là sợ bị ném đá (có thể thông cảm). Tôi nghĩ bạn Hongkytran chỉ nên dịch mấy bài GA thôi và đợi tới năm 2026 thì mới nên dịch mấy bài FA. Lý do là vì bạn ấy cần thêm thời gian trau dồi trình độ dịch thuật. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:12, ngày 1 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- Ý kiến Bạn nên thay tựa đề 2015–2019: Diễn viên có chỗ đứng thành 2015–2019:Thành danh thì sẽ phù hợp hơn bởi vì đề mục đầu tiên nghe hơi kỳ cục ChopinTheChemistTrò chuyện 01:48, ngày 19 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- @ChopinChemist: Rùi nha bạn! Hongkytran (thảo luận) 05:46, ngày 20 tháng 11 năm 2024 (UTC)