Bước tới nội dung

Đặc khu kinh tế Rason

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hải cảng Rason có ưu điểm ở Đông Bắc Á vì không bị đóng băng vào mùa đông

Đặc khu kinh tế Rason hay còn gọi là Khu kinh tế đặc biệt Rajin-Sonbong (tiếng Triều Tiên: 라진선봉 경제특구; tiếng Hán: 羅津先鋒經濟特區, Hán Việt: La Tân Tiên Phong kinh tế đặc khu; tiếng Anh: Rason Special Economic Zone) là một đặc khu kinh tế được thành lập vào năm 1991 trên cơ sở hợp tác giữa Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (còn gọi là Triều Tiên hoặc Bắc Triều Tiên) và Trung Quốc.

Điều kiện vật chất

[sửa | sửa mã nguồn]

Địa danh Rason là kết hợp tên của hai thị trấn RajinSonbong nằm ở biên giới cách Trung Quốc khoảng 50 km, ở đây có cảng Rason là cảng nước sâu duy nhất trong khu vực không bị đóng băng trong mùa đông và đó là điều hiếm có ở khu vực Đông Bắc Á. Theo một ghi nhận, dân số ở Rason vào khoảng 200.000 người, Rason vẫn chưa có điện ở trung tâm thị trấn, phương tiện đi lại chủ yếu là xe đạp trên những con đường bụi bẩn, rất ít thấy ô tô ở thị trấn này. Cửa hàngnhà hàng cũng khá thưa thớt, chợ chỉ mở cửa vài tiếng mỗi ngày nhưng khá nhộn nhịp. Các mặt hàng được bán chủ yếu như thỏ đã xén lông, ghế sô fa, tai nghe Sony hay chuột máy tính Dell. Các phóng viên nước ngoài được phép thăm chợ Rason nhưng với điều kiện họ không được chụp ảnh hay ghi chép.[1]

Chính sách

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1991 đặc khu kinh tế được thành lập để thu hút đầu tư nước ngoài từ NgaTrung Quốc.[2] Từ tháng 12 năm 1991, Bình Nhưỡng đã chỉ định Rason là đặc khu kinh tế tự do và kỳ vọng sẽ là một cú hích mới trong chiến lược phát triển kinh tế nơi đây[1] và trong tương lai khu vực này được quy hoạch sẽ trở thành trung tâm du lịch, thương mại và vận tải quốc tế tiềm năng của Triều Tiên, xa hơn nữa Bình Nhưỡng mong muốn đặc khu kinh tế Nason trở thành trung tâm vận chuyển hàng hóa, cơ sở xuất khẩu, chế biến, du lịch, tài chính của Đông Bắc Á, nhằm thu hút ngoại tệ. Triều Tiên hy vọng có các nhà máy do nước ngoài đầu tư và vận hành trong lĩnh vực lắp ráp và công nghệ cao và đang cho xây dựng Rason thành một khu thử nghiệm tương tự như cách mà Trung Quốc đã từng tiến hành ở Thâm Quyến là biến một làng chài thành một đặc khu kinh tế vào năm 1980 để giúp Trung Quốc đi lên.

Triều Tiên đã đưa ra hàng loạt các biện pháp kinh tế mới gồm nâng cao cơ sở hạ tầngkiến trúc thượng tầng thông qua một vài doanh nghiệp đầu tư và thiết lập đặc khu kinh tế trên toàn quốc, giới chức Triều Tiên cũng nỗ lực thu hút đầu tư vào vùng này, Triều Tiên hoan nghênh sự đầu tư từ tất cả các nước, trong đó có cả Mỹ, tuy nhiên nhấn mạnh đặc biệt coi trọng sự có mặt của các doanh nghiệp Trung Quốc[1] Triều Tiên sẵn sàng sửa đổi cả các quy định liên quan đến khu công nghiệp Rajin Sonbong, gần biên giới. Bình Nhưỡng đã cho sửa đổi luật về đặc khu kinh tế Nason nhằm hỗ trợ về mặt pháp lý cho việc thu hút nguồn vốn từ bên ngoài. Chính quyền đã thực hiện việc giảm thuế, các nhà đầu tư nước ngoài được toàn quyền quản lý doanh nghiệp mà không lo về sự can thiệp của chính quyền, mức lương tối thiểu chỉ 80 USD một tháng, thấp hơn so với mức lương ở Trung Quốc[1] Nhưng kết quả thu về chưa được như ý. Các nhà phân tích và thương nhân nước ngoài vẫn còn hoài nghi về Triều Tiên. Họ cho rằng môi trường đầu tư ở quốc gia này không ổn định.

Đầu tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Đến nay, hầu hết các dự án đầu tư của Trung Quốc vào Triều Tiên trong các lĩnh vực giao thông, phát điện và cơ sở hạ tầng đều tập trung ở đặc khu kinh tế Rason nằm ở phía Đông Bắc. Khu Rason có quy mô lớn hơn nhiều so với Kaesong và được xem là nền móng cho các hoạt động đầu tư của Trung Quốc ở Triều Tiên.[3] Trung Quốc đã quyết định đầu tư 3 tỷ USD để phát triển khu kinh tế thương mại ở Đông Bắc Triều Tiên Họ sẽ xây dựng một sân bay, một nhà máy điện và một tuyến đường sắt xuyên biên giới và các cầu cảng ở khu công nghiệp Rason. Đổi lại, Trung Quốc được phép sử dụng cảng Rason trong 50 năm[4] Các nhà đầu tư Trung Quốc đã xây dựng con một con đường từ Rason đến Trung Quốc[5]Nga đã xây dựng các tuyến đường sắt nối vào tuyến đường sắt xuyên Siberi. Yanbian là một công ty Trung Quốc có đóng góp lớn đối với sự phát triển ở Rason, công ty này đã có mặt ở đây từ cách đây 13 năm, bắt đầu từ việc xây chợ, xây sòng bạc, một bệnh viện, một nhà máy sản xuất bánh mỳ và tòa nhà viễn thông. Hiện tại công ty đang xây một nhà máy xi măng và khai thác hai mỏ sắt[1]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/trieu-tien-de-dat-mo-cua-2208122.html. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  2. ^ “North Korean Economy Watch » Blog Archive » Scott Snyder on Rason”. Nkeconwatch.com. ngày 5 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2010.
  3. ^ “Con đường kinh tế "mờ mịt" của Triều Tiên”. vneconomy.vn. 2 tháng 5 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2013. Truy cập 4 tháng 6 năm 2014.
  4. ^ http://vnexpress.net/tin-tuc/ban-doc-viet/co-hoi-kinh-doanh-tai-trieu-tien-2229981.html. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  5. ^ “North Korean Economy Watch » Blog Archive » Bridge on China-North Korea border being renovated”. Nkeconwatch.com. ngày 13 tháng 4 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2010.