Bước tới nội dung

Abbas II của Ai Cập

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Abbas II Helmy
Phó vương của Ai CậpSudan
Tại vịngày 8 tháng 1 năm 1892 – ngày 19 tháng 12 năm 1914
Tiền nhiệmTewfik Pasha
Kế nhiệmHussein Kamel (Sultan của Ai Cập)
Khedivate Abolished
Thông tin chung
Sinh(1874-07-14)14 tháng 7, 1874
Alexandria, Thời kỳ Khedive của Ai Cập[1]
Mất19 tháng 12 năm 1944(1944-12-19) (70 tuổi)
Geneva, Thuỵ Sĩ
An tángQubbat Afandina, Cairo
Phối ngẫu
Hậu duệCông chúa Emine Helmy
Công chúa Atiye Helmy
Công chúa Fethiye Helmy
Prince Muhammad Abdel Moneim
Công chúa Lutfiya Shavkat
Prince Muhammed Abdel Kader
Thân phụTewfik Pasha
Thân mẫuEmina Ilhamy

Abbas II (còn được gọi là Abbās Ḥilmī Pasha, tiếng Ả Rập: عباس حلمي باشا), ông là Khedive (Phó vương) cuối cùng đại diện cho Đế quốc Ottoman cai trị Ai CậpSudan. Thời gian ông tại vị từ ngày 8/1/1892 đến ngày 19/12/1914.[2][nb 1] Abbas II là người dân tộc chủ nghĩa, rất ghét người Anh, vì thế mà năm 1914, sau khi Đế quốc Ottoman tham gia nhóm các cường quốc thuộc Liên minh Trung tâm trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, người Anh đã loại bỏ ông và đưa chú của ông là Hussein Kamel lên thay và tuyên bố lập ra Vương quốc Ai Cập, đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên 4 thế kỷ Ai Cập với tư cách là một tỉnh của Đế quốc Ottoman, kể từ năm 1517.

Cuộc sống đầu đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Abbas II (tên đầy đủ: Abbas Hilmy), là chắt của Muhammad Ali, sinh ra ở Alexandria, Ai Cập vào ngày 14 tháng 7 năm 1874[4]. Năm 1887, ông cùng với em trai Mohammed Ali Tewfik làm lễ cắt bao quy đầu, và lễ hội kéo dài trong ba tuần. Khi còn là một cậu bé, ông đã đến thăm Vương quốc Anh và có một số gia sư người AnhCairo, bao gồm cả một nữ gia sư đã dạy ông tiếng Anh[5]. Cha của ông đã thành lập một trường học nhỏ gần Cung điện Abdin ở Cairo, nơi các thầy giáo giỏi đến từ châu Âu, Ả RậpĐế quốc Ottoman đã dạy học cho ông và em trai ông là Mohammed Ali Tewfik. Một sĩ quan Hoa Kỳ trong quân đội Ai Cập đã phụ trách khóa huấn luyện quân sự cho ông.

Abbas theo học tại trường ở Lausanne, Thụy Sĩ[6]; sau đó ở tuổi 13, ông được gửi đến Trường Haxius ở Geneva để chuẩn bị cho việc nhập học tại Trường TheresianumVienna, thuộc Đế quốc Áo-Hung. Ngoài tiếng Ả Rậptiếng Thổ Nhĩ Kỳ, ông còn có thể giao tiếp tốt bằng tiếng Anh, tiếng Pháptiếng Đức.[5][6]

Cai trị Ai Cập

[sửa | sửa mã nguồn]
Abbas II và Vua George V của Anh, 1911
Xu bạc:20 qirsh được đúc dưới thời trị vì của Phó vương Abbas II với mặt trước xu là biểu tượng của Abdul Hamid II, Hoàng đế của Đế quốc Ottoman - 1905

Abbas II kế vị ngai vàng từ cha mình là Tewfik Pasha, trở thành Phó vương (Khedive) của Ai Cập và Sudan vào ngày 08/01/1892. Khi đó ông vẫn còn đang học Đại học tại Vienna, vì cái chết đột ngột của cha mình nên ông phải tiếp nhận ngai vàng trong khi vẫn chưa đủ tuổi theo luật pháp Ai Cập; thường phải từ 18 tuổi trở lên trong các trường hợp kế vị ngai vàng[5] . Trong một thời gian dài, ông đã không hợp tác thân mật với người Anh, quân đội của họ đã chiếm đống Ai Cập vào năm 1882[3]. Khi còn trẻ và mong muốn thực hiện quyền lực của một vị tân vương, ông đã thể hiện sự phẫn nộ với những can thiệp của Đặc vụ và Tổng lãnh sự Anh tại Cairo, Ngài Evelyn Baring, sau này được phong làm Bá tước của Cromer[6]. Vào đầu thời kỳ trị vì của mình, Phó vương Abbas II đã bổ nhiệm một đội ngũ cố vấn là người châu Âu, họ đều là những người phản đối sự chiếm đóng của Đế quốc Anh ở Ai Cập và Sudan, đồng thời khuyến khích phó vương Abbas thách thức Cromer bằng cách bổ nhiệm một người theo chủ nghĩa dân tộc Ai Cập lên làm thủ tướng[3]. Theo lệnh của Cromer, ngoại trưởng Anh lúc đó là Archibald Primrose, Bá tước thứ 5 của Rosebery, đã gửi cho Abbas II một bức thư nói rằng: phó vương có nghĩa vụ phải hỏi ý kiến lãnh sự Anh về các vấn đề như bổ nhiệm nội các. Tháng 01/1894, Abbas II đã thực hiện một chuyến thị sát quân đội biên phòng Sudan và Ai Cập, đóng quân gần biên giới phía Nam, quân Mahdists vào thời điểm đó vẫn đang kiểm soát Sudan. Tại Wadi Halfa, Phó vương đã đưa ra những lời nhận xét công khai miệt thị các đơn vị quân đội Ai Cập do các sĩ quan người Anh chỉ huy[3]. Chỉ huy quân đội Ai Cập của Anh là Herbert Kitchener, Bá tước thứ nhất của Kitchener ngay lập tức doạ từ chức. Kitchener tiếp tục nhấn mạnh về việc sa thải bộ trưởng chiến tranh là một người theo chủ nghĩa dân tộc được Abbas II bổ nhiệm và phải đưa ra lời xin lỗi vì những lời chỉ trích của phó vương đối với quân đội và các sĩ quan người Anh.[7]

Đến năm 1899, Phó vương Abbas II bắt đầu chấp nhận những lời khuyên của người Anh. Cũng trong năm 1899, nhà ngoại giao người Anh là Alfred Mitchell-Innes được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Tài chính của Ai Cập, và vào năm 1900, Abbas II đã có chuyến thăm thứ 2 đến Vương quốc Anh, trong chuyến thăm này ông đã nói rằng: người Anh đã làm việc rất tốt tại Ai Cập, và ông nhấn mạnh sẽ sẵn sàng hợp tác với các quan chức người Anh quản lý Ai Cập và Sudan. Ông đã chính thức chấp thuận việc thiết lập một hệ thống pháp lý cho người dân Ai Cập, giảm thuế đáng kể, tăng cường giáo dục, khánh thành các công trình thủy lợi quan trọng như Đập Hạ AswanĐập Assiut[6], ngoài ra ông còn khởi động tái chinh phục Sudan. Ông dành sự quan tâm của mình cho ngành nông nghiệp hơn là thủ công mỹ nghệ. Trang trại chăn nuôi gia súc và ngựa của ông tại Qubbah, gần Cairo đã trở thành hình mẫu cho nông nghiệp Ai Cập, ngoài ra ông cũng tạo ra một cơ sở tương tự tại Muntazah, ngay phía đông trung tâm thành phố Alexandria.

Ông kết hôn với Ikbal Hanem, vốm là một nô lệ có nguồn gốc từ Người Circassia, họ có với nhau một số người con, trong đó cậu con trai Muhammad Abdul Moneim sinh ngày 20/02/1899, trở thành người thừa kế.

  1. ^ Các nguồn tin đưa ra các ngày khác nhau cho việc phế truất Abbas. Một số ghi ngày đó là 20 hoặc 21 tháng 12 năm 1914.[3]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Rockwood 2007, tr. 2
  2. ^ Thorne 1984, tr. 1
  3. ^ a b c d Hoiberg 2010, tr. 8–9
  4. ^ Schemmel 2014
  5. ^ a b c Chisholm 1911, tr. 10
  6. ^ a b c d Vucinich 1997, tr. 7
  7. ^ Tauris, J.B. (ngày 17 tháng 7 năm 1995). Kitchener Hero and Anti-Hero. tr. 62–63. ISBN 1-85532-516-0.
  • Chisholm, Hugh biên tập (1911). “Abbas II” . Encyclopædia Britannica. 1 (ấn bản thứ 11). Cambridge University Press. tr. 9–10.
  • Hoiberg, Dale H. biên tập (2010). “Abbas II (Egypt)”. Encyclopædia Britannica. I: A-Ak - Bayes (ấn bản thứ 15). Chicago, IL: Encyclopædia Britannica, Inc. ISBN 978-1-59339-837-8.
  • Lagassé, Paul biên tập (2000). “Abbas II”. The Columbia Encyclopedia (ấn bản thứ 6). New York, NY: Columbia University Press. ISBN 0-7876-5015-3. LCCN 00-027927.
  • Magnusson, Magnus; Goring, Rosemary biên tập (1990). “Abbas Hilmi”. Cambridge Biographical Dictionary. Cambridge, UK: Cambridge University Press. ISBN 0-521-39518-6.
  • Morris, James (1968). Pax Britannica: The Climax of an Empire. Harcourt Inc. tr. 207. LCCN 68024395.
  • Pemberton, Max biên tập (tháng 2 năm 1897). Chums (paper). Cassell and Company. 17 (232).Quản lý CS1: tạp chí không tên (liên kết)
  • Rockwood, Camilla biên tập (2007). “Abbas Hilmi Pasha”. Chambers Biographical Dictionary (ấn bản thứ 8). Edinburgh, UK: Chambers Harrap Publishers Ltd. ISBN 978-0550-10200-3.
  • Schemmel, B. biên tập (2014). “Index Aa–Ag”. Rulers. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2014.
  • Stearns, Peter N. biên tập (2001). “The Middle East and North Africa, 1792–1914: e. Egypt”. The Encyclopedia of World History: Ancient, Medieval, and Modern Chronologically Arranged (ấn bản thứ 6). Boston, MA: Houghton Mifflin Company. ISBN 0-395-65237-5. LCCN 2001024479.
  • Thorne, John biên tập (1984). “Abbas II”. Chambers Biographical Dictionary. Chambers, Inc. ISBN 0-550-18022-2.
  • Vucinich, Wayne S. (1997). “Abbas II”. Trong Johnston, Bernard (biên tập). Collier's Encyclopedia. I: A to Ameland (ấn bản thứ 1). New York, NY: P. F. Collier. LCCN 96084127.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Abbas II của Ai Cập
Sinh: 14 tháng 7, 1874 Mất: 19 tháng 12, 1944
Tước hiệu
Tiền nhiệm
Tewfik Pasha
Phó vương của Ai CậpSudan
7 tháng 1 năm 1892 – 19 tháng 12 năm 1914
Trống
Danh hiệu tiếp theo được tổ chức bởi
Hussein Kamel của Ai Cập
như Sultan của Ai Cập