Bước tới nội dung

Bộ Cá chình

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bộ Cá chình
Thời điểm hóa thạch: 145–0 triệu năm trước đây Creta-gần đây[1]
Cá chình Mỹ, Anguilla rostrata
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Phân thứ lớp (infraclass)Teleostei
Nhánh Elopocephalai
Nhánh Elopocephala
Liên bộ (superordo)Elopomorpha
Bộ (ordo)Anguilliformes
Các phân bộ

Bộ Cá chình (danh pháp khoa học: Anguilliformes; /æŋˌɡwɪlfɔːrmz/) là một bộ cá, bao gồm 4 phân bộ, 16 họ, 154 chi và khoảng trên 900 loài. Phần lớn các loài cá chình là động vật săn mồi.

Phần lớn các loài cá chình ưa thích sinh sống trong các vùng nước nông hay ẩn mình dưới đáy biển, đôi khi trong các lỗ. Các lỗ này gọi là lỗ cá chình. Chỉ có họ Anguillidae là di chuyển vào vùng nước ngọt để sinh sống nhưng không sinh sản tại đó. Một vài loài cá chình sinh sống trong các vùng nước sâu (trong trường hợp họ Synaphobranchidae, chúng có thể xuống tới độ sâu 4.000 m (13.123 ft)) hoặc là những loài bơi lội tích cực (họ Nemichthyidae - tới độ sâu 500 m (1.640 ft)). Chúng hoạt động vào ban đêm để đi săn mồi.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Phân loại dưới đây liệt kê theo FishBase, với phân chia thành 16 họ. Các họ bổ sung được đưa ra trong các hệ thống phân loại khác (như ITISSystema Naturae 2000) được ghi phía dưới các họ mà trong hệ thống của FishBase thì chúng được gộp trong họ đó.

Phân bộ và họ

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong một số phân loại gần đây thì các họ Cyematidae, Eurypharyngidae, Monognathidae, Saccopharyngidae[2] và họ đề xuất năm 2018 là Neocyematidae[3] cũng được gộp trong bộ Anguilliformes như là phân bộ Saccopharyngoidei, nhưng trong một vài hệ thống phân loại trước đây thì chúng được đặt trong bộ Saccopharyngiformes.

Loài gọi là "cá chình điện" hay "lươn điện" (Electrophorus electricus) ở Nam Mỹ không phải là cá chình thật sự.

Phát sinh chủng loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Phát sinh chủng loài vẽ theo Johnson et al. (2012).[4]

Anguilliformes
Protanguilloidei

Protanguillidae

Synaphobranchoidei

Synaphobranchidae

Muraenoidei

Heterenchelyidae

Myrocongridae

Muraenidae

Chlopsoidei

Chlopsidae

Congroidei

Derichthyidae

Nettastomatidae

Congridae

Ophichthidae

Muraenesocidae

Moringuoidei

Moringuidae

Saccopharyngoidei

Eurypharyngidae

Saccopharyngidae

Monognathidae

Cyematidae

Anguilloidei

Nemichthyidae

Serrivomeridae

Anguillidae

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "Anguilliformes". FishBase. Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Phiên bản {{{month}}} năm 2009áng 1. N.p.: FishBase, 2009áng 1.
  2. ^ Santini, Francesco; Kong, Xianghui; Sorenson, Laurie; Carnevale, Giorgio; Mehta, Rita S.; Alfaro, Michael E. (2013). “A multi-locus molecular timescale for the origin and diversification of eels (Order: Anguilliformes)”. Molecular Phylogenetics and Evolution. 69 (3): 884–894. doi:10.1016/j.ympev.2013.06.016. ISSN 1095-9513. PMID 23831455.
  3. ^ Poulsen, Jan Y.; Miller, Michael J.; Sado, Tetsuya; Hanel, Reinhold; Tsukamoto, Katsumi; Miya, Masaki (ngày 25 tháng 7 năm 2018). “Resolving deep-sea pelagic saccopharyngiform eel mysteries: Identification of Neocyema and Monognathidae leptocephali and establishment of a new fish family "Neocyematidae" based on larvae, adults and mitogenomic gene orders”. PLOS ONE (bằng tiếng Anh). 13 (7): e0199982. doi:10.1371/journal.pone.0199982. ISSN 1932-6203. PMC 6059418. PMID 30044814.
  4. ^ Johnson, G. D.; Ida H.; Sakaue J.; Sado T.; Asahida T.; Miya M. (2012). “A 'living fossil' eel (Anguilliformes: Protanguillidae, fam nov) from an undersea cave in Palau”. Proceedings of the Royal Society. 279(1730): 934–943. doi:10.1098/rspb.2011.1289. PMC 3259923. PMID 21849321.(tra cứu tự do)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]