Bộ trưởng Việt Nam
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Tại Việt Nam, Bộ trưởng là người đứng đầu và lãnh đạo một bộ hoặc cơ quan ngang bộ, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách trong phạm vi cả nước. Bộ trưởng là thành viên Chính phủ, do Thủ tướng chọn, đề nghị Quốc hội phê chuẩn và Chủ tịch nước bổ nhiệm. Ở Việt Nam, do điều kiện cụ thể, Bộ trưởng cũng có thể được giao đứng đầu cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ.
Danh sách Bộ trưởng Việt Nam nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV
[sửa | sửa mã nguồn]- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Đại tướng Phan Văn Giang
- Bộ trưởng Bộ Công an: Đại tướng Lương Tam Quang
- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao: Bùi Thanh Sơn
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Phạm Thị Thanh Trà
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Nguyễn Hải Ninh
- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Nguyễn Chí Dũng
- Bộ trưởng Bộ Tài chính: Hồ Đức Phớc
- Bộ trưởng Bộ Công Thương: Nguyễn Hồng Diên
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Lê Minh Hoan
- Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải: Nguyễn Văn Thắng
- Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Nguyễn Thanh Nghị
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Đỗ Đức Duy
- Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông: Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng
- Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Đào Ngọc Dung
- Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Nguyễn Văn Hùng
- Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ: Huỳnh Thành Đạt
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Nguyễn Kim Sơn
- Bộ trưởng Bộ Y tế: Đào Hồng Lan
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc: Hầu A Lềnh
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ: Trần Văn Sơn
- Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam: Đoàn Hồng Phong
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Nguyễn Thị Hồng
Danh sách Bộ trưởng Việt Nam nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV
[sửa | sửa mã nguồn]7/2016, trong kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 14, Quốc hội đã thông qua danh sách thành viên Chính phủ (từ năm 2016 đến năm 2021) với 22 Bộ trưởng.[1]
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Đại tướng Ngô Xuân Lịch
- Bộ trưởng Bộ Công an: Đại tướng Tô Lâm
- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao: Phạm Bình Minh
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Lê Vĩnh Tân
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Lê Thành Long
- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Nguyễn Chí Dũng
- Bộ trưởng Bộ Tài chính: Đinh Tiến Dũng
- Bộ trưởng Bộ Công thương: Trần Tuấn Anh
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Nguyễn Xuân Cường
- Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải: Nguyễn Văn Thể
- Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Phạm Hồng Hà
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường: Trần Hồng Hà
- Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông: Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng
- Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: Đào Ngọc Dung
- Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Nguyễn Ngọc Thiện
- Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ: Huỳnh Thành Đạt
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Phùng Xuân Nhạ
- Bộ trưởng Bộ Y tế: Nguyễn Thanh Long
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc: Đỗ Văn Chiến
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ: Mai Tiến Dũng
- Tổng thanh tra Chính phủ Việt Nam: Lê Minh Khái
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Nguyễn Thị Hồng
Ngày 8/4/2021, trong kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa 14, Quốc hội đã thông qua danh sách thành viên Chính phủ (từ năm 2016 đến năm 2021) với 22 Bộ trưởng.[2]
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Đại tướng Phan Văn Giang
- Bộ trưởng Bộ Công an: Đại tướng Tô Lâm
- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao: Bùi Thanh Sơn
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Phạm Thị Thanh Trà
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Lê Thành Long
- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Nguyễn Chí Dũng
- Bộ trưởng Bộ Tài chính: Hồ Đức Phớc
- Bộ trưởng Bộ Công thương: Nguyễn Hồng Diên
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Lê Minh Hoan
- Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải: Nguyễn Văn Thể
- Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Nguyễn Thanh Nghị
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường: Trần Hồng Hà
- Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông: Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng
- Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: Đào Ngọc Dung
- Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Nguyễn Văn Hùng
- Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ: Huỳnh Thành Đạt
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Nguyễn Kim Sơn
- Bộ trưởng Bộ Y tế: Nguyễn Thanh Long
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc: Hầu A Lềnh
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ: Trần Văn Sơn
- Tổng thanh tra Chính phủ Việt Nam: Đoàn Hồng Phong
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Nguyễn Thị Hồng
Danh sách Bộ trưởng Việt Nam nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII
[sửa | sửa mã nguồn]- 7/2011, trong kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 13, Quốc hội đã thông qua danh sách thành viên Chính phủ (từ năm 2011 đến năm 2016) với 22 Bộ trưởng.
- 4/2016, trong kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa 13, Quốc hội đã kiện toàn danh sách các thành viên Chính phủ (từ năm 2011 đến năm 2016) với 18 Bộ trưởng mới.
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Đại tướng Phùng Quang Thanh
- Bộ trưởng Bộ Công an: Đại tướng Trần Đại Quang
- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao: Phạm Bình Minh
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Nguyễn Thái Bình
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Hà Hùng Cường
- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Bùi Quang Vinh
- Bộ trưởng Bộ Tài chính: Vương Đình Huệ (đến 2013); ông Đinh Tiến Dũng (từ 2013)
- Bộ trưởng Bộ Công thương: Vũ Huy Hoàng
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Cao Đức Phát
- Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải: Đinh La Thăng
- Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Trịnh Đình Dũng
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường: Nguyễn Minh Quang
- Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông: Nguyễn Bắc Son
- Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: Phạm Thị Hải Chuyền
- Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Hoàng Tuấn Anh
- Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ: Nguyễn Quân
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Phạm Vũ Luận
- Bộ trưởng Bộ Y tế: Nguyễn Thị Kim Tiến
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc: Giàng Seo Phử
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ: Nguyễn Văn Nên
- Tổng thanh tra Chính phủ Việt Nam: Huỳnh Phong Tranh
- Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam: Nguyễn Văn Bình
Danh sách Bộ trưởng Việt Nam nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII
[sửa | sửa mã nguồn]7/2007, trong kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 12, Quốc hội đã thông qua danh sách thành viên Chính phủ (từ năm 2007 đến năm 2011) với 22 Bộ trưởng.
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Đại tướng Phùng Quang Thanh
- Bộ trưởng Bộ Công an: Đại tướng Lê Hồng Anh
- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao: Phạm Gia Khiêm
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Trần Văn Tuấn
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Hà Hùng Cường
- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Võ Hồng Phúc
- Bộ trưởng Bộ Tài chính: Vũ Văn Ninh
- Bộ trưởng Bộ Công thương: Vũ Huy Hoàng
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Cao Đức Phát
- Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải: Hồ Nghĩa Dũng
- Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Nguyễn Hồng Quân
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường: Phạm Khôi Nguyên
- Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông: Lê Doãn Hợp
- Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Hoàng Tuấn Anh
- Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ: Hoàng Văn Phong
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Nguyễn Thiện Nhân (đến 6/2010), Phạm Vũ Luận (từ 6/2010)
- Bộ trưởng Bộ Y tế: Nguyễn Quốc Triệu
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc: Giàng Seo Phử
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ: Nguyễn Xuân Phúc
- Tổng thanh tra Chính phủ Việt Nam: Trần Văn Truyền
- Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam: Nguyễn Văn Giàu
Danh sách Bộ trưởng Việt Nam nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI
[sửa | sửa mã nguồn]7/2002, trong kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 11, Quốc hội đã thông qua danh sách thành viên Chính phủ (từ năm 2002 đến năm 2007) với 26 Bộ trưởng và thành viên ngang bộ.
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Đại tướng Phạm Văn Trà (đến 6/2006), Đại tướng Phùng Quang Thanh (từ 6/2006)
- Bộ trưởng Bộ Công an: Đại tướng Lê Hồng Anh
- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao: Nguyễn Dy Niên (đến 6/2006), Phạm Gia Khiêm (từ 6/2006)
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Đỗ Quang Trung
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Uông Chu Lưu
- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Võ Hồng Phúc
- Bộ trưởng Bộ Tài chính: Nguyễn Sinh Hùng (đến 6/2006), Vũ Văn Ninh (từ 6/2006)
- Bộ trưởng Bộ Công nghiệp: Hoàng Trung Hải
- Bộ trưởng Bộ Thương mại: Trương Đình Tuyển
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Lê Huy Ngọ (đến 6/2004), Cao Đức Phát (từ 6/2004)
- Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải: Đào Đình Bình (đến 6/2006), Hồ Nghĩa Dũng (từ 6/2006)
- Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Nguyễn Hồng Quân
- Bộ trưởng Bộ Thủy sản: Tạ Quang Ngọc
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường: Mai Ái Trực
- Bộ trưởng Bộ Văn hóa -Thông tin: Phạm Quang Nghị (đến 6/2006), Lê Doãn Hợp (từ 6/2006)
- Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: Nguyễn Thị Hằng
- Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ: Hoàng Văn Phong
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Nguyễn Minh Hiển (đến 6/2006), Nguyễn Thiện Nhân (từ 6/2006)
- Bộ trưởng Bộ Y tế: Trần Thị Trung Chiến
- Bộ trưởng Bộ Bưu chính - Viễn thông: Đỗ Trung Tá
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc: Ksor Phước
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ: Đoàn Mạnh Giao
- Tổng thanh tra Chính phủ Việt Nam: Quách Lê Thanh (đến 6/2006), Trần Văn Truyền (từ 6/2006)
- Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam: Lê Đức Thuý
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao: Nguyễn Danh Thái
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Gia đình và Trẻ em: Lê Thị Thu
Danh sách Bộ trưởng Việt Nam nhiệm kỳ Quốc hội khóa X
[sửa | sửa mã nguồn]9/1997, trong kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 10, Quốc hội đã thông qua danh sách thành viên Chính phủ (từ năm 1997 đến năm 2002) với 25 Bộ trưởng và thành viên ngang bộ.
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Thượng tướng Phạm Văn Trà
- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao: Nguyễn Mạnh Cầm (Phó Thủ tướng kiêm chức đến 28/1/2000), Nguyễn Dy Niên (từ 28/1/2000)
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ (từ 5-1998 đổi là Bộ Công an): Thượng tướng Lê Minh Hương
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Nguyễn Đình Lộc
- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Trần Xuân Giá
- Bộ trưởng Bộ Tài chính: Nguyễn Sinh Hùng
- Bộ trưởng Bộ Công nghiệp: Đặng Vũ Chư
- Bộ trưởng Bộ Thương mại: Trương Đình Tuyển (đến 28/1/2000), Vũ Khoan (từ 28/1/2000)
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Lê Huy Ngọ
- Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải: Lê Ngọc Hoàn
- Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Nguyễn Mạnh Kiểm
- Bộ trưởng Bộ Thủy sản: Tạ Quang Ngọc
- Bộ trưởng Bộ Văn hóa -Thông tin: Phạm Quang Nghị
- Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: Trần Đình Hoan (đến 12/1997), Nguyễn Thị Hằng (từ 12/1997)
- Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường: Chu Tuấn Nhạ
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Nguyễn Minh Hiển
- Bộ trưởng Bộ Y tế: Đỗ Nguyên Phương
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miền núi: Hoàng Đức Nghi
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ: Lại Văn Cử (đến 3/1999), Đoàn Mạnh Giao (từ 3/1999)
- Tổng thanh tra Nhà nước: Tạ Hữu Thanh
- Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam: Đỗ Quế Lượng (đến 5-1998), Nguyễn Tấn Dũng (Phó Thủ tướng kiêm chức từ 5/1998 - 12/1999), Lê Đức Thuý (từ 12/1999)
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao: Nguyễn Danh Thái
- Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức Cán bộ của Chính phủ: Đỗ Quang Trung
- Bộ trưởng phụ trách Công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình: Trần Thị Trung Chiến
- Bộ trưởng phụ trách Công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em: Trần Thị Thanh Thanh
Danh sách Bộ trưởng Việt Nam nhiệm kỳ Quốc hội khóa IX
[sửa | sửa mã nguồn]9/1992, trong kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 9, Quốc hội đã thông qua danh sách thành viên Chính phủ (từ năm 1992 đến năm 1997) với 33 Bộ trưởng và thành viên ngang bộ.
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Đại tướng Đoàn Khuê.
- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao: Nguyễn Mạnh Cầm
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Bùi Thiện Ngộ (đến 11/1996); Lê Minh Hương (từ 11/1996).
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Nguyễn Đình Lộc
- Bộ trưởng Bộ Tài chính: Hồ Tế (đến 11/1996), Nguyễn Sinh Hùng (từ 11/1996).
- Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ: Đặng Vũ Chư (đến 10/1995 khi thành lập Bộ Công nghiệp)
- Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng: Trần Lum (đến 10/1995 khi thành lập Bộ Công nghiệp)
- Bộ trưởng Bộ Thương mại: Lê Văn Triết
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Nguyễn Công Tạn (từ 10/1995 khi sáp nhập 3 Bộ: Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Lâm nghiệp, Thủy lợi)
- Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải: Bùi Danh Lưu (đến 11/1996), Lê Ngọc Hoàn (Quyền Bộ trưởng từ 11/1996).
- Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Ngô Xuân Lộc
- Bộ trưởng Bộ Thủy sản: Nguyễn Tấn Trịnh (đến 11/1996), Tạ Quang Ngọc (từ 11/1996)
- Bộ trưởng Bộ Văn hóa -Thông tin: Trần Hoàn (đến 11/1996), Nguyễn Khoa Điềm (từ 11/1996)
- Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: Trần Đình Hoan
- Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường: Đặng Hữu (đến 11/1996), Phạm Gia Khiêm (từ 11/1996)
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Trần Hồng Quân
- Bộ trưởng Bộ Y tế: Nguyễn Trọng Nhân (từ 9/1992 đến 10/1995), Đỗ Nguyên Phương (từ 10/1995)
- Bộ trưởng Bộ Năng lượng: Thái Phụng Nê (từ 10/1993 đến 10/1995 khi thành lập Bộ Công nghiệp)
- Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp: Nguyễn Quang Hà (đến 10/1995 khi sáp nhập Bộ)
- Bộ trưởng Bộ Thủy lợi: Nguyễn Cảnh Dinh (đến 10/1995 khi sáp nhập Bộ)
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban sông Mê Công của Việt Nam (thành lập 10/1995): Nguyễn Cảnh Dinh
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Miền núi: Hoàng Đức Nghi
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ: Lê Xuân Trinh (đến 11/1996), Lại Văn Cử (từ 11/1996)
- Tổng thanh tra Nhà nước: Nguyễn Kỳ Cẩm (đến 10/1995), Tạ Hữu Thanh (từ 10/1995)
- Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam: Cao Sỹ Kiêm
- Bộ trưởng phụ trách Công tác Thanh niên và Thể dục - Thể thao của Chính phủ: Hà Quang Dự
- Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức Cán bộ của Chính phủ: Phan Ngọc Tường (đến 11/1996), Đỗ Quang Trung (từ 11/1996)
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình: Mai Kỷ
- Bộ trưởng phụ trách Công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em: Trần Thị Thanh Thanh
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (từ 10/1995 đổi là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Đỗ Quốc Sam, Trần Xuân Giá (từ 11/1996)
- Bộ trưởng phụ trách Một số công tác của Chính phủ: Phan Văn Tiệm (đến 11/1996)
- Bộ trưởng thường trực Ban chỉ đạo công tác chống tham nhũng, chống buôn lậu: Nguyễn Kỳ Cẩm (từ 11/1995 đến 11/1996)
- Bộ trưởng - Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước về dự án đầu tư (sau 10/1996 đổi là Chủ tịch Hội đồng Thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư): Đậu Ngọc Xuân (từ 10/1995 đến 10/1996), Đỗ Quốc Sam (từ 11/1996).
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Chính phủ”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2016.
- ^ “Quốc hội”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2021.
- Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng LCT/HĐNN7 Lưu trữ 2016-03-05 tại Wayback Machine 14/7/1981