Bước tới nội dung

Donkey Kong (nhân vật)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Donkey Kong
Nhân vật trong Donkey KongMario
Xuất hiện lần đầuDonkey Kong (1981; Donkey Kong nguyên bản)
Donkey Kong Country (1994; Donkey Kong hiện đại)
Sáng tạo bởiMiyamoto Shigeru
Thiết kế bởiMiyamoto Shigeru (Donkey Kong nguyên bản)
Kevin Bayliss (Donkey Kong hiện đại)
Lồng tiếng bởi
Thông tin
Giống loàiGorilla[10]
Giới tínhĐực
Gia đìnhnhà Kong
Tình nhânCandy Kong

Donkey Kong[a], viết tắt là DK, là một một con khỉ đột giả tưởng xuất hiện trong các loạt trò chơi video Donkey KongMario của Nintendo, do Miyamoto Shigeru sáng tạo ra. Donkey Kong xuất hiện lần đầu tiên với tư cách là nhân vật chínhnhân vật phản diện của trò chơi cùng tên năm 1981 thuộc thể loại platform của Nintendo, sau này trở thành loạt Donkey Kong. Các phần phụ như Donkey Kong Country ra mắt vào năm 1994 với Donkey Kong trở thành nhân vật chính (mặc dù một số phần tập trung vào bạn bè của nó, đáng chú ý nhất là Diddy Kong). Phiên bản này vẫn là bản chính cho đến ngày nay. Trong khi Donkey Kong của thập niên 1980 và Donkey Kong hiện đại có cùng tên, thì sách hướng dẫn cho Donkey Kong Country và các trò chơi sau đó, miêu tả các trò chơi trước là Cranky Kong, là ông nội của nó trong các trò chơi sau, ngoại trừ Donkey Kong 64, trong đó Cranky lại được miêu tả là cha của nó. Donkey Kong được coi là một trong những nhân vật nổi tiếng và mang tính biểu tượng nhất trong lịch sử trò chơi điện tử.

Mario, nhân vật chính của trò chơi gốc năm 1981, tiếp tục trở thành nhân vật trung tâm của loạt Mario; Donkey Kong thường đóng vai nhân vật hỗ trợ trong các trò chơi Mario. Nó cũng có thể điều khiển được trong mọi phần của loạt trò chơi chéo đối kháng Super Smash Bros., và thỉnh thoảng tiếp tục đóng vai phản diện trong loạt Mario vs. Donkey Kong bắt đầu vào năm 2004[11]

Bối cảnh ra đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1981, Nintendo đã dự định sẽ sản xuất một trò chơi dựa trên truyện tranh Popeye và tận dụng cơ hội để tạo ra các nhân vật mới mà sau đó có thể xuất hiện được trong các trò chơi sau này.[12][13] Shigeru Miyamoto đã đề xuất nhiều thể loại nhân vật nhưng cuối cùng vẫn chỉ là 3 thể loại: nhân vật là con vật, nhân vật là người và có liên quan đến Mario (sau này là Luigi) và nhân vật có tình cảm với Mario (sau này là Công chúa Peach).[14]

Miyamoto nói việc tạo nhân vật là một con vật là chuyện hết sức bình thường, với dẫn chứng từ truyện "Người đẹp và quái vật"và nhân vật King Kong xuất hiện trong phim cùng tên năm 1933.[15][16]

Cuối cùng, Nintendo đã quyết định nhân vật mới sẽ là một con vượn.[17][18][19] Khi đề xuất tên của nhân vật mới là Donkey Kong, đã có một số khán giả không đồng tình, nhưng tên cuối cùng vẫn được đặt.

Donkey Kong được thiết kế lại cho Super NES năm 1994 bởi họa sĩ Rare Kevin Bayliss. Ông đã trình bày giao diện hiện đại cho Nintendo và ngay lập tức được chấp thuận. Mặc dù thiết kế nhân vật đã được điều chỉnh trong nhiều năm qua, ngoại hình của Donkey Kong vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay khi Bayliss sửa đổi lần cuối cùng.

Xuất hiện

[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn ban đầu, 1981-1994

[sửa | sửa mã nguồn]

Donkey Kong xuất hiện lần đầu trong trò chơi cùng tên, phát hành năm 1981 với vai trò là kẻ thù của Mario (được gọi là"Jumpman") và công nương bị nạn Lady. Người chơi đóng vai trò Jumpman phải tiếp cận Donkey Kong ở đầu mỗi vòng chơi, nơi đang giam giữ Lady. Donkey Kong cố gắng cản trở sự di chuyển của người chơi bằng cách ném thùng, lò xo và các vật thể khác về phía Jumpman. Trong Donkey Kong Jr. phát hành một năm sau, Donkey Kong bị Mario (đã được gọi với tên chính thức) bắt giữ và nhốt trong lồng, và được Donkey Kong Jr. đi giải cứu. Donkey Kong đã tiếp tục là địch của người chơi trong Donkey Kong 3, với Stanley the Bugman là người chơi. Stanley chiến đấu với những nỗ lực của Donkey Kong để xâm chiếm một ngôi nhà cùng bầy ong của Donkey Kong.

Trong các trò chơi khác, Donkey Kong chỉ được làm người hỗ trợ và khách mời. Phiên bản Game Boy năm 1994 là lần hiếm hoi sau này mà Donkey Kong làm nhân vật chính. DK được thiết kế lại, xuất hiện với một chiếc cà vạt màu đỏ, đôi khi được gắn tên của mình.

Giai đoạn phát triển bởi Rare, 1994-2000

[sửa | sửa mã nguồn]

Trò chơi Donkey Kong Country, được phát triển bởi nhà phát triển game Rare của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc IrelandSuper Nintendo Entertainment System năm 1994 là sự khởi đầu của một loạt trò chơi Donkey Kong tiếp theo. Mặc dù có tên trong các tựa đề của nhiều trò chơi, Donkey Kong trong các phần tiếp theo Donkey Kong Country 2: Didder's Kong QuestDonkey Kong Country 3: Dixie Kong's Double Trouble! vẫn là địch của người chơi. Trong những trò chơi này, người chơi điều khiển Dixie Kong và người bạn khi họ bắt đầu giải cứu DK.

Giai đoạn quay lại Nintendo, 2000-nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi quay trở lại với Nintendo, họ đã hợp tác với Namco để phát triển ba trò chơi trong Nintendo GameCube được gọi là loạt Donkey Konga, dựa trên Taiko: Drum Master của Namco, trong đó có Donkey Kong Jungle Beat được phát hành vào ngày 14 tháng 3 năm 2005 tại Bắc Mỹ. Vào tháng 10 năm 2007, Donkey Kong Barrel Blast đã được phát hành trong Wii.

Mario cũng đã xuất hiện trong trò chơi Mario vs Donkey Kong trong Game Boy năm 2004. Donkey Kong đã tiếp tục làm địch và muốn chiếm đoạt công ty giải trí của Mario. Phần tiếp theo được phát hành năm 2006 có tựa đề Mario vs Donkey Kong 2: March of the Minis. Donkey Kong khi đó đã bắt cóc Pauline và đưa lên sân thượng của công viên giải trí đã chiếm của Mario vì bỏ qua đồ chơi Mini Donkey Kong để ủng hộ Mini-Mario. DK cũng một lần nữa xuất hiện với tư cách là nhân vật phản diện trong Mario vs Donkey Kong: Minis March Again!Mario vs Donkey Kong: Mini-Land Mayhem!. Bên cạnh đó, Donkey Kong đã xuất hiện trong DK King of Swing trong GBA và DK Jungle Climber trong Nintendo DS. Trong Donkey Kong Country Returns, Donkey Kong và Diddy Kong đã thoát khỏi Tiki Tak Tribe - địch xâm chiếm đảo Donkey Kong. Trong Donkey Kong Country: Tropical Freeze, Donkey Kong bắt đầu trở về nhà từ những người Viking xấu xa được gọi là Snowmads.

Donkey Kong là một trong những nhân vật chơi được trong tất cả trò chơi Mario Kart và đã có một số trò chơi mà Donkey Kong Jr. cũng có thể chơi được.

Trong Mario Party, Donkey Kong là 1 trong 6 người chơi có thể chơi được trong trò chơi đầu tiênthứ hai (cùng với Mario, Luigi, Công chúa Peach, WarioYoshi). Ở hai trò chơi tiếp theo, Donkey Kong vẫn có thể chơi được. Trong các trò chơi Mario Party giai đoạn 2003-2013 (tức từ trò chơi thứ năm đến thứ chín)), tuy không chơi được nhưng Donkey Kong vẫn tham gia với vai trò tổ chức minigame cho những người chơi. Mario Party 10 phát hành năm 2015 đánh dấu cho sự trở lại thành nhân vật có thể được chơi của Donkey Kong. Trong các trò chơi Mario Party sau này, đặc biệt là Super Mario Party, Donkey Kong hoàn toàn có thể chơi được.

Donkey Kong cũng đã xuất hiện trong nhiều trò chơi thể thao trong loạt Mario, ví dụ trong Mario Tennis (Mario Power Tennis, Mario Tennis: Power Tour, Mario Tennis Open, Mario Tennis: Ultra SmashMario Tennis Aces), Mario Golf (Mario Golf: Toadstool TourMario Golf: World Tour). Tuy vậy, DK lại không xuất hiện trong Mario Golf: Advance Tour. Donkey Kong cũng xuất hiện trong Super Mario Strikers, Mario Superstar Basketball, Mario Hoops 3-on-3, Mario Sports MixMario Super Sluggers. DK cũng tham gia vào loạt Mario & Sonic, đặc biệt là các trò chơi liên quan đến Thế vận hội Olympic.

Đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Donkey Kong là một trong những biểu tượng của Nintendo nói chung và loạt trò chơi Mario nói riêng[20][21]. Trong số 250 nhân vật phản diện được yêu thích nhất của Nintendo Power, DK xếp ở vị trí thứ 8. Trong danh sách"25 nhân vật phụ tốt nhất"của UGO.com, Donkey Kong xếp ở vị trí thứ bảy[22]. Trong danh sách "50 nhân vật trò chơi hàng đầu mọi thời đại"của Sách Kỷ lục Guinness xuất bản năm 2011, Donkey Kong xếp thứ 33[23]. Ngoài ra, một số trang đánh giá khác như IGN, Empire, GamesRadar,... cũng xếp Donkey Kong vào danh sách những nhân vật trò chơi hay nhất của họ[24][25][26].

  1. ^ tiếng Nhật: ドンキーコング, Hepburn: Donkī Kongu

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Voice(s) of Donkey Kong”.
  2. ^ “DK voice in Captain N: The Game Master”. Behind The Voice Actors.
  3. ^ “David Wise on Twitter: "That would be the Multi-talented Chris Sutherland". Twitter. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2020.
  4. ^ “Interview with the Voice of Mario”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2004. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2020.
  5. ^ “Donkey Kong In Real Time at the '94 VSDA expo”. YouTube. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2020.
  6. ^ “DK voices of the TV series”. Behind The Voice Actors.
  7. ^ “Cast & Crew of Donkey Kong Country”. planete-jeunesse.
  8. ^ “La Planète de Donkey Kong”. Planète Jeunesse. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2020.
  9. ^ Murphy, J. Kim (23 tháng 9 năm 2021). “Nintendo Direct: Chris Pratt Will Voice Mario in the Super Mario Bros. Movie”. IGN. Ziff Davis. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2021.
  10. ^ "the thrilla gorilla" – Donkey Kong Country instruction manual, pg. 12
  11. ^ “Now You're Playing With Power: Top 25 Nintendo Characters of All Time”. GameDaily. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2009.
  12. ^ De Maria, Rusel; Johnny L. Wilson (2004). High Score!: The Illustrated History of Electronic Games (ấn bản thứ 2). New York: McGraw-Hill/Osborne. tr. 238.
  13. ^ East, Tom (ngày 25 tháng 11 năm 2009). “Donkey Kong Was Originally A Popeye Game”. Official Nintendo Magazine. Official Nintendo Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2013. Miyamoto says Nintendo's main monkey might not have existed.
  14. ^ Kohler, Chris (2005). Power-up: How Japanese Video Games Gave the World an Extra Life. Indianapolis, Indiana: BradyGAMES. tr. 39.
  15. ^ Sheff, David (1999). Game Over: Press Start to Continue: The Maturing of Mario. Wilton, Connecticut: GamePress. tr. 47.
  16. ^ Kohler, Chris (2005). Power-up: How Japanese Video Games Gave the World an Extra Life. Indianapolis, Indiana: BradyGAMES. tr. 36.
  17. ^ “Nintendo Online Magazine”. Nintendo Online Magazine. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 8 năm 2016.
  18. ^ “Miyamoto interview, E3 2001. Quarter To Three. ngày 16 tháng 5 năm 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2007.
  19. ^ Fact-checking website Snopes determines that"The bottom line is that no evidence backs up any of the explanations that the name 'Donkey Kong' came about because of a misread fax, mispronunciation, or mistranslation. Shigeru Miyamoto, the game's inventor and the one person who unquestionably knows the origins of the name he chose, has repeatedly affirmed that he used the word 'donkey' to convey a sense of stubbornness and the name 'Kong' to invoke the image of a gorilla."“Donkey Wrong”. Snopes.com. ngày 19 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2008.
  20. ^ The 12 greatest arcade machines of all time | GamesRadar
  21. ^ Complete Digital Illustration: A... – Google Books
  22. ^ K. Thor Jensen (ngày 7 tháng 12 năm 2010). “The 25 Awesomest Hidden Characters”. UGO.com. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2011.
  23. ^ “Top 50 video game characters of all time announced in Guinness World Records 2011 Gamer's Edition”. Gamasutra. Think Services. ngày 16 tháng 2 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2013.
  24. ^ “Donkey Kong is number 5 – IGN”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2010.
  25. ^ “The 50 Greatest Video Game Characters”. Empire. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2013.
  26. ^ “100 best heroes in video games”. GamesRadar. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2013.

Liên kết bên ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Donkey Kong