Bước tới nội dung

Họ Cá chìa vôi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Họ Cá chìa vôi
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Syngnathiformes
Liên họ (superfamilia)Syngnathoidea
Họ (familia)Syngnathidae
Bonaparte, 1831[1]
Chi điển hình
Syngnathus
Linnaeus, 1758
Phân họ và chi

Họ Cá chìa vôi, danh pháp Syngnathidae có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nghĩa là "quai hàm hợp lại" - syn nghĩa là hợp lại, cùng nhau, và gnathus nghĩa là quai hàm. Đặc điểm quai hàm hợp lại là phổ biến trong toàn bộ họ này.[2] Họ này được xếp trong bộ Syngnathiformes.[3]

Trong tiếng Việt, tên chìa vôi của loài cá này do ngư dân dùng để gọi dựa trên cảm quan về hình dáng chủ yếu là dựa vào cái miệng dài như cái chìa vôi, một dụng cụ quệt vôi ăn trầu.[4]

Miêu tả và sinh học

[sửa | sửa mã nguồn]

Các loài trong họ cá chìa vôi chủ yếu sinh sống trong các vùng biển ôn đới và nhiệt đới trên khắp thế giới. Phần lớn các loài sinh sống tại các vùng nước nông ven bờ, nhưng có một vài loài sống ngoài biển khơi, đặc biệt tại khu vực gắn liền với các thảm tảo mơ (Sargassum). Các đặc điểm cơ bản của chúng là mõm thuôn dài, các quai hàm hợp lại, không có vây chậu, các tấm xương dày dạng giáp che phủ phần đầu. Lớp giáp tạo ra cho chúng một cơ thể cứng, sao cho chúng phải bơi bằng cách xòe rộng các vây của mình. Kết quả là chúng bơi khá chậm chạp so với các loài cá khác, nhưng có khả năng kiểm soát chuyển động của mình với độ chính xác cao, bao gồm cả lơ lửng tại chỗ trong suốt một thời gian dài.[5]

Điểm độc đáo ở các loài cá này là sau khi cá cái đẻ trứng thì cá đực thụ tinh cho các quả trứng và mang chúng trong suốt thời kỳ ấp trứng. Có một vài phương pháp để chúng làm điều này. Cá ngựa đực có một túi chuyên biệt hóa ở bụng để chứa trứng, hải long đực thì gắn trứng vào đuôi còn cá chìa vôi đực thì tùy theo loài mà có các cách đựng trứng theo kiểu này hay kiểu khác.[6]

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong ấn bản lần 5 của Fishes of the World năm 2016, họ này bao gồm 2 phân họ là SyngnathinaeHippocampinae.[7] Tuy nhiên, nghiên cứu phát sinh chủng loài năm 2017 của Hamilton et al. (2017) cho rằng Hippocampinae (gồm Hippocampus và có thể mở rộng để bao gồm cả Acentronura, Amphelikturus, Idiotropiscis và chi tuyệt chủng Hippotropiscis) lồng sâu trong Syngnathinae và họ chia các chi còn loài sinh tồn thành 2 phân họ NerophinaeSyngnathinae như sau.[8]

Họ này chứa khoảng 308 loài trong 58 chi,[3][9] phân chia trong 2 phân họ NerophinaeSyngnathinae như sau:

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bonaparte C. L., 1831. Saggio di una distribuzione metodica degli Animali Vertebrati a sangue freddo. Giornale Arcadico di Scienze Lettere ed Arti 52 (10-12): 129–209.
  2. ^ Sara A. Lourie, Amanda C.J. Vincent và Heather J. Hall: Seahorses: An Identification Guide to the World's Species and their Conversation. London: Project Seahorse, 1999
  3. ^ a b Chủ biên Ranier Froese và Daniel Pauly. (2021). "Syngnathidae" trên FishBase. Phiên bản tháng 4 năm 2021.
  4. ^ “Cá chìa vôi nướng”. Thanh Niên Online. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  5. ^ Orr J.W & Pietsch T.W. (1998). Paxton J.R. & Eschmeyer W.N. (biên tập). Encyclopedia of Fishes. San Diego: Academic Press. tr. 168–169. ISBN 0-12-547665-5.
  6. ^ “Seahorses and their relatives”. NSW Department of Primary Industries - Fisheries. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2008.
  7. ^ Nelson J. S.; Grande T. C.; Wilson M. V. H. (2016). “Classification of fishes from Fishes of the World 5th Edition” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2018.
  8. ^ Healy Hamilton, Norah Saarman, Graham Short, Anna B. Sellas, Beth Moore, Tinya Hoang, Christopher L. Grace, Martin Gomon, Karen Crow & W. Brian Simison, 2017. Molecular phylogeny and patterns of diversification in syngnathid fishes. Mol. Phylogenet. Evol. 107: 388-403, doi:10.1016/j.ympev.2016.10.003.
  9. ^ a b Graham A. Short & Thomas Trnski, 2021. A new genus and species of pygmy pipehorse from Taitokerau Northland, Aotearoa New Zealand, with a redescription of Acentronura Kaup, 1853 and Idiotropiscis Whitley, 1947 (Teleostei, Syngnathidae). Ichthyology & Herpetology 109(3): 806-835, doi:10.1643/i2020136.
  10. ^ Phyllopteryx (TSN 644854) tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS).