Bước tới nội dung

Methadone

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Methadone
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiDolophine, Methadose, others
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
MedlinePlusa682134
Danh mục cho thai kỳ
  • AU: C
  • US: C (Rủi ro không bị loại trừ)
Dược đồ sử dụngOral, intravenous, insufflation, sublingual, rectal
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
Dữ liệu dược động học
Sinh khả dụng41–99% (oral)[1]
Liên kết protein huyết tương85–90%[1]
Chuyển hóa dược phẩmGan (CYP3A4, CYP2B6CYP2D6-mediated)[1][2]
Bắt đầu tác dụngrapid[3]
Chu kỳ bán rã sinh học7–65 hours[2]
Thời gian hoạt động4–8 h (one dose), 1–2 days (prolonged use)[3]
Bài tiếtUrine, faeces[2]
Các định danh
Tên IUPAC
  • (RS)-6-(dimethylamino)-4,4-diphenylheptan-3-one
Số đăng ký CAS
PubChem CID
IUPHAR/BPS
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
ChEBI
ChEMBL
ECHA InfoCard100.000.907
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC21H27NO
Khối lượng phân tử309.445 g/mol
Mẫu 3D (Jmol)
Thủ đối tính hóa họcRacemic mixture
SMILES
  • CCC(C(C1=CC=CC=C1)(C2=CC=CC=C2)CC(N(C)C)C)=O
Định danh hóa học quốc tế
  • InChI=1S/C21H27NO/c1-5-20(23)21(16-17(2)22(3)4,18-12-8-6-9-13-18)19-14-10-7-11-15-19/h6-15,17H,5,16H2,1-4H3 ☑Y
  • Key:USSIQXCVUWKGNF-UHFFFAOYSA-N ☑Y
 KhôngN☑Y (what is this?)  (kiểm chứng)

Methadone, tên thương hiệu là Dolophine và các tên khác, là một thuốc giảm đau nhóm opioid dùng để giảm đau  và dùng làm phương pháp điều trị duy trì hoặc để giúp giải độc cho người bị phụ thuộc vào opioid.[3] Quá trình giải độc có thể xảy ra tương đối nhanh chóng trong vòng chưa đầy một tháng hoặc dần dần trong vòng sáu tháng. Một liều methadone duy nhất có tác dụng nhanh chóng, nhưng hiệu quả tối đa có thể mất năm ngày sử dụng liên tục. Tác dụng kéo dài khoảng sáu giờ sau khi uống liều duy nhất và một ngày rưỡi sau khi đã sử dụng lâu dài. Methadone được đưa vào cơ thể bằng đường miệng hoặc tiêm vào bắp thịt hoặc tĩnh mạch.[3]

Tác dụng phụ của methadone tương tự như của các thuốc opioid khác. Thường những tác dụng phụ này bao gồm chóng mặt, buồn ngủ, buồn nôn, đổ mồ hôi. Các nguy hiểm nghiêm trọng bao gồm chứng lạm dụng opioid hoặc khó thở. Rối loạn nhịp tim cũng có thể xảy ra bao gồm hội chứng QT kéo dài.[3]  Số người chết liên quan đến ngộ độc methadone ở Hoa Kỳ là 4.418 trong năm 2011, chiếm 26% tổng số ca tử vong do ngộ độc opioid.[4] Rủi ro là lớn hơn với liều sử dụng cao hơn.[5] Methadone được sản xuất theo phương pháp tổng hợp hóa học và tác động lên các thụ thể opioid.[3]

Methadone được Gustav Ehrhart và Max Bockmühl tổng hợp tại Đức vào khoảng năm 1937-1939[6][7] và được chấp thuận cho sử dụng tại Hoa Kỳ vào năm 1947.[3] Methadone nằm trong Danh sách các thuốc thiết yếu của WHO,  chứa các loại thuốc quan trọng nhất cần thiết trong một hệ thống y tế cơ bản.[8] Trên toàn thế giới vào năm 2013, khoảng 41.400 kg methadone đã được sản xuất.[9] Việc sử dụng chất này được quy định tương tự các chất ma túy khác.[10] Tại Mỹ chất này không quá đắt để mua sử dụng.[11]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Fredheim, OM; Moksnes, K; Borchgrevink, PC; Kaasa, S; Dale, O (tháng 8 năm 2008). “Clinical pharmacology of methadone for pain”. Acta Anaesthesiologica Scandinavica. 52 (7): 879–89. doi:10.1111/j.1399-6576.2008.01597.x. PMID 18331375.
  2. ^ a b c Brown, R; Kraus, C; Fleming, M; Reddy, S (tháng 11 năm 2004). “Methadone: applied pharmacology and use as adjunctive treatment in chronic pain” (PDF). Postgraduate Medical Journal. 80 (949): 654–9. doi:10.1136/pgmj.2004.022988. PMC 1743125. PMID 15537850.
  3. ^ a b c d e f g “Methadone Hydrochloride”. The American Society of Health-System Pharmacists. Truy cập tháng 12 năm 2015. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  4. ^ “Data table for Figure 1. Age-adjusted drug-poisoning and opioid-analgesic poisoning death rates: United States, 1999–2011” (PDF). CDC. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2015.
  5. ^ Chou, R; Turner, JA; Devine, EB; Hansen, RN; Sullivan, SD; Blazina, I; Dana, T; Bougatsos, C; Deyo, RA (ngày 17 tháng 2 năm 2015).
  6. ^ Methadone Matters: Evolving Community Methadone Treatment of Opiate Addiction.
  7. ^ "Diphenypropylamine Derivatives".
  8. ^ “WHO Model List of EssentialMedicines” (PDF). tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2014.
  9. ^ Narcotic Drugs 2014 (pdf).
  10. ^ Organization, World Health (2009).
  11. ^ Hamilton, Richart (2015).

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]