Bước tới nội dung

Táo Bàng La

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Táo Bàng La là một giống táo ta được diêm dân (người làm nghề muối) phường Bàng La, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng ghép trên những gốc táo lai, táo dại. Táo ta sinh trưởng và phát triển tốt trên những gốc táo dại, táo lai, đặc biệt thích đặc biệt là thích nghi và phát triển tốt trên vùng đất chua, mặn, cho năng suất và chất lượng tốt, trở thành cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao.[1] Sản phẩm táo Bàng La là đặc sản địa phương, được thành phố Hải Phòng cho phép chỉ dẫn địa lýbảo hộ nhãn hiệu tập thể[2][3]

Tại Bàng La có 687[4] hộ trồng táo với diện tích 74 ha, trên 31.000 gốc[5]. Hàng năm, Bàng La cung cấp cho thị trường 1.000 tấn táo[6], đạt doanh thu trên 10 tỷ đồng[4].

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Cũng giống như nhiều địa phương khác, cây táo được trồng ở Bàng La từ rất lâu, đó chủ yếu là giống táo ta thuần chủng[7]. Đến những năm 80 của thế kỷ XX, Bàng La đã đưa nhiều giống táo lai mới vào sản xuất, tiêu biểu như: táo ngọt quả tròn, táo Gia Lộc, táo Thiện Phiến, táo Triều Tiên, táo Xuân 21, táo Má Đào[6] Tuy nhiên, các giống, kể cả táo thuần địa phương và táo lai đều cho quả chua, chát và rất khó tiêu thụ nên sản xuất táo chưa phát triển ở đây.

Cái khó ló cái khôn, một nông dân đã ghép mầm táo ta vào gốc những cây táo lai. Mầm táo ta sinh trưởngphát triển tốt trên gốc táo lai to, khỏe, khả năng huy động dinh dưỡng tốt và cho sai quả, quả ngọt, giòn ngon hơn những giống trồng trước đó. Bên cạnh đó, người dân Bàng La đã tiến hành ghép thành công những mắt của cây táo ta với gốc táo dại. Mặc dù năng suất không cao, nhưng những mắt ghép trên gốc táo dại có sức sống rất tốt, ít bị sâu, bệnh, đặc biệt thích hợp trên đồng đất chua mặn. Từ đó, các cây táo ghép được phát triển rộng, trở thành cây trồng chủ lực, là kế sinh nhai của phần lớn diêm dân phường Bàng La.

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Táo Bàng La cho quả to tròn, đường kính 1,5 – 3 cm, vỏ xanh khi chín ngả màu vàng chanh, ruột màu trắng trong; khi ăn giòn, vị ngọt thơm mát được ví như “ngọt như đường cát, mát như đường phèn”.[8] Táo giàu Vitamin A, B và C, kẽm, sắt

Táo sau khi thu hoạch (tháng hai Âm lịch), cưa cắt cành cách mặt đất 40 – 60 cm, sau đó bôi vôi. Khi có mưa xuân, cây nảy lộcphát triển. Tháng 6 Âm lịch, cây ra hoa trắng và kết trái, đến tháng 8 quả bằng đầu ngón tay. Từ tháng 10 đến tháng Giêng táo vào mùa thu hoạch.

Mật độ trồng 10 gốc/sào, năng suất đạt 1 tạ quả/cây. Giá trị: 20-30 triệu đồng/sào/năm, gấp trên 10 lần sản xuất lúa.

Táo được nhân giống bằng hình thức ghép. Mắt ghép là giống táo ta thuần chủng. Gốc được ghép là gốc của những cây táo lai và táo dại.

Táo cho thu hoạch vào đúng thời điểm tết Âm lịch, táo quả là đặc sản cho ngày tết của người tiêu dùng thành phố Hải Phòng và các tỉnh lân cận (Hà Nội, Thái Bình, Quảng Ninh...).[2]

Dịch, hại

[sửa | sửa mã nguồn]

Dịch hại chủ yếu trên táo Bàng La là ruồi hại quả, có những thời điểm, tỷ lệ hại lên đến 45%, chủ yếu là với thời điểm cuối vụ.[7]

Năng suất của táo phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, nhất là ảnh hưởng của gió, bão, mưa trong thời kỳ cây trổ hoa, kết trái ở vùng ven biển Hải Phòng. Đây cũng là đối tượng cây trồng không chịu được úng.[4][8]

Tên gọi “táo muối”

[sửa | sửa mã nguồn]

Bàng La vốn là xứ làm muối nổi tiếng của Hải Phòng. Đến khi nghề muối khó khăn, diện tích làm muối ngày một thu hẹp dần và thay vào đó là ao, đầm nuôi trồng thủy sản, trồng rau màu, cây ăn quả…  Trong số những cây trồng trên vùng đất chua, mặn làm muối trước kia, táo là cây duy nhất sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất, chất lượng và giá trị cao. Do cây táo được trồng trên chính những ruộng muối trước kia, do đó, ngoài tên gọi táo Bàng La, diêm dân địa phương thường gọi là "táo muối"[2].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Vũ Ngọc Khánh (12 tháng 2 năm 2015). “Diêm dân thoát nghèo nhờ trồng táo bán tết”. http://thanhnien.vn/. Báo Thanh Niên. Truy cập 2 tháng 2 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  2. ^ a b c Sông Chanh (1 tháng 2 năm 2016). “Táo Bàng La, Đồ Sơn, Hải Phòng: Đặc sản cho ngày tết”. http://baocongthuong.com.vn. Báo Công thương. Truy cập 2 tháng 2 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  3. ^ Đan Đức Hiệp (6 tháng 10 năm 2014). “Quyết định số 2018/QĐ-UBND ngày 6/10/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc Sử dụng tên địa danh va xác định bản đồ tên địa lý tương ứng với tên địa danh vùng sản xuất sản phẩm đặc sản, làng nghề để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể” (PDF). haiphong.gov.vn. Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng. Truy cập 2 tháng 2 năm 2014.
  4. ^ a b c Thủy Chung (2 tháng 2 năm 2016). “Cây táo mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân phường Bàng La, quận Đồ Sơn”. http://haiphong.gov.vn/Portal/Detail.aspx?Organization=ubndtp&MenuID=170&ContentID=81340. Truy cập 2 tháng 2 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  5. ^ Phạm Lượng (18 tháng 1 năm 2016). “Hỗ trợ người dân sản xuất, quảng bá sản phẩm”. http://tamhaiphong.vn. Báo Hải Phòng. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2016. Truy cập 2 tháng 2 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  6. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :1
  7. ^ a b Lê Đức Khánh, Nguyễn Thị Thanh Hiền, Trần Thanh Toàn. “Ruồi hại quả và biện pháp phòng trừ” (PDF). http://iasvn.org/. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Truy cập 6 tháng 2 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  8. ^ a b Hân Minh (7 tháng 3 năm 2016). “Trồng táo trên đất chua mặn”. http://nongnghiep.vn. Nông nghiệp Việt Nam. Truy cập 3 tháng 4 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]